Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Kinh nghiệm du lịch bụi sông nước Cần Thơ

Cần Thơ gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó lòng không muốn về. 

Câu ca dao như nói lên tất cả về một miền đất trù phú được thiên nhiên ưu đãi. Đến Cần Thơ bạn sẽ được thăm quan chợ nổi Cái Răng, các miệt vườn hoa trái quanh năm. Để có một chuyến đi du lịch Cần Thơ vui vẻ bạn có thể tham khảo qua một số thông tin dưới đây.



Du lịch vùng sông nước Cần Thơ vào mùa nào Cần Thơ cũng đẹp nhưng mùa hè là mùa hoa quả nhiều nhất, bạn có thể đi vào các khu vườn, nếm đủ các loại trái cây của xứ Nam Bộ. Riêng vào dịp rằm tháng chạp và rằm tháng 4, có 2 lễ hội lớn tại đình Bình Thủy là lễ Thượng Điền và lễ Hạ Điền. Đây là một trong 3 lễ hội lớn nhất miền Tây.

Đến Cần Thơ bằng phương tiện gì?

Bạn có thể đi máy bay hoặc xe khách tới Cần Thơ. Từ sân bay Cần Thơ về trung tâm hoặc bến Ninh Kiều giá taxi khoảng 200.000 đồng. Với xe đò từ Sài Gòn bạn có thể chọn các hãng xe Phương Trang, Kumho Samco, Mai Linh,... Liên hệ các nhà xe để biết điểm đón (tại bến xe miền tây, hoặc mua vé tại Lê Hồng Phong, từ đây sẽ có xe trung chuyển ra bến xe).

Đi lại ở Cần Thơ bạn có thể đi taxi hoặc thuê xe máy ở khu bến Ninh Kiều, khu tập trung dân du lịch. Ở đây cũng tiện mua tour du lịch đi các khu sinh thái, chợ nổi. Hoặc tự đi nếu đi nhóm đông.

Ở đâu tại Cần Thơ?

Các bạn nên đặt phòng khách sạn ở gần bến Ninh Kiều. Khu vực này thuận tiện cho du lịch, đi lại tiện lợi, các quán ăn cũng nhiều và dễ đi lại. Ở đây có nhiều khách sạn từ 1 đến 3 sao. Giá cả cũng đa dạng từ 250.000 đồng – 500.000 đồng.


Một số khách sạn khác bạn có thể tham khảo khi đi tour gia re:

Khách sạn Ninh Kiều 1 ở gần bến Ninh Kiều.

KS Happy đường Phạm Ngọc Thạch, giá phòng khoảng 250.000 đồng/đêm, ở được, sạch sẽ, cách bến Ninh Kiều khoảng 1km.

Thanh Thủy Hotel nằm ngay trung tâm bến Ninh Kiều, số 68 đường Hai Bà Trưng, giá khoảng hơn 300.000 đồng.

Một số khu vực nhà nghỉ giá rẻ:

Khu vực nằm sau lưng siêu thị Maximark, gần bến xe đường Nguyễn Trãi, bên hông đường nhỏ kế siêu thị này là một dãy nhà trọ giá mềm 150.000 đồng/ngày, phòng rộng rãi, gần khu trung tâm.

Khu nhà nghỉ Nam Long (xa trung tâm, nếu có xe máy thì ở khu này cũng được), bên quận Cái Răng, đường Quang Trung, phòng ở đây rất mới, sạch sẽ, 2 người 1 phòng 170.000 đồng/người. Để tìm khu này bạn hỏi đường đi cảng Cái Cui, khu dân cư này nằm trên đường Quang Trung, quận Cái Răng. Còn nếu bạn đi từ đường bờ Nam sông Hậu lên thì trước khi vào Thành Phố Cần Thơ là gặp.

Ăn gì tại Cần Thơ?

Ẩm thực Cần Thơ thể hiện rõ chất Nam Bộ, với một số món ăn ngon như: bánh xèo, nem nướng Thanh Vân, ốc nướng tiêu, bún mắm, lẩu baba, gà đá hầm sả. Dưới đây là một số món ngon ở Cần Thơ.

Nem nướng Thanh Vân

Nem nướng làm bằng thịt heo nạc, quết thật nhuyễn cho thêm tí mỡ hạt lựu và hương liệu tỏi, đường, muối... vò viên bằng đầu ngón tay. Người bán xiên hoặc kẹp gấp nhiều viên thịt trên chiếc đũa tre đặt trên vỉ than hồng, mỡ nhỏ giọt xèo xèo bốc khói thơm phức. Cô Trần Ngọc Thơ, chủ quán Thanh Vân tiết lộ, để có món nem ngon, viên nem được vò vừa phải để khi nướng thịt sẽ chín đến tận trong ruột, đạt độ dai, giòn đồng đều.


Nem nướng thường dùng tương xay pha nước chấm chứ không dùng mắm nêm pha với khóm như miền ngoài. Nước tương sền sệt có màu vàng ánh mỡ, chế bằng hỗn hợp: tương xay, đường, tỏi, ớt, bột, mỡ, đậu phộng xay nhuyễn ... nêm gia vị rất khéo. Ở món nem này, nước chấm chỉ đóng vai trò thứ yếu làm tăng khẩu vị. Thế nhưng nếu vụng pha nước chấm thì món nem nướng dẫu thơm ngon đến đâu cũng mất đi cái phần tinh tế; mất đi cái hồn món ăn.

Ăn nem nướng tạo cho thực khách một cảm giác từ tốn: Một lớp rau sống, gồm có: chuối chát, khế, dưa leo, tía tô, húng, diếp cá... trải đều lên chiếc bánh tráng mỏng. Nem nướng thơm phức, chín vàng đặt lên bánh hỏi trắng tinh nổi bật trên lớp rau xanh nõn. Thêm chút: củ kiệu, củ cải, củ sen, sả, bắp non.. cuộn tròn chấm với nước tương bí truyền ăn ngon tuyệt. Chính vì vậy, quán nem nướng Thanh Vân thu hút rất đông khách bất kể ngày nghỉ hay ngày thường.

Bún mắm Cần Thơ

Có 1 quán trên Lý Tự Trọng trong hẻm nhỏ kế spa Khơ Thị ăn khá ngon, đầu cá ruột cá lóc nhiều tha hồ gặm. Ngoài ra còn có Bún mắm ngay gần câu lạc bộ hưu trí bán khoảng 1h đến 5h chiều cũng khá ngon.


Bún mắm có nước lèo từ cá linh, cá sặc đồng có mùi vị đặc biệt và lấy chất ngọt từ con cá lóc hay xương lợn… Ngoài ra, món ăn còn có sả băm nhuyễn, nấm rơm, cà tím cắt khúc vừa ăn tăng thêm chất lượng thơm ngon, đậm đà của nồi nước lèo. Món kèm cá hấp, lát thịt ba rọi (hay lợn quay), tôm, mực, cà tím, chả nhồi ớt đỏ bên trên, kèm theo rau thơm, hoa chuối thái mỏng, giá, rau muống bàu, hoa súng, và rau đắng… Đặc biệt, món ăn sẽ thêm phần thú vị khi có chén nước mắm me, ớt tươi thái mỏng và vắt thêm một miếng chanh cho có vị chua chua để tô bún thêm thơm ngon và thú vị hơn.

Ốc nướng tiêu


Ngon nhất là ở quán Chị Tôi, La Cà hoặc Quê Hương. Ốc được luộc sơ cho rớt mặt rồi bỏ lên lửa than nướng, vừa nướng vừa bỏ nước mắm đã làm sẵn gia vị như tiêu, tỏi, bột ngọt… khi thấy nước bên trong con ốc sôi lên, hơi cạn xuống thì cho vào dĩa lót rau răm thơm phức. Ốc nướng như vậy rất vừa ăn, hơi cay, vừa ngọt mặn, vừa giòn, ăn thịt rồi mà húp nước ốc thì rất tuyệt.

Lẩu baba, lẩu rắn

Ghé chân cầu Hưng Lợi, có quán Cây Gừa, nước lẩu rất ngon, mà giá đặc sản rẻ lắm. Giá BaBa gần 300.000 đồng/kg, rẻ và ngon đến mức mình kinh ngạc.


Tham quan gì ở Cần Thơ?

Làng du lịch Mỹ Khánh

Làng Du Lịch Mỹ Khánh thuộc huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ là điểm đến hấp dẫn và là điểm du lịch tiêu biểu ở Đồng bằng sông Cửu Long, nằm cách trung tâm TP.Cần Thơ 10km.


Đến với Làng Du Lịch Mỹ Khánh, quý khách thỏa sức khám phá, tìm hiểu về đời sống cư dân miệt vườn như: tham quan Nhà cổ Nam bộ, thưởng thức chương trình văn nghệ “đờn ca tài tử”, “một ngày làm Điền Chủ” với bữa cơm điền chủ, “một ngày làm nông dân”, “tát mương bắt cá…”, tham quan làng nghề văn hóa truyền thống, vườn cây ăn trái, các dịch vụ tại chỗ như đi xe ngựa, bơi thuyền, taxi điện, đua heo, đua chó, xiếc khỉ, câu cá sấu…và nhiều chương trình khác theo yêu cầu của quý khách.

Chợ Nổi Cái Răng


Các điểm thăm quan du lịch chính ở Cần Thơ phải kể đến Chợ nổi Cái Răng, chợ này đông vui và náo nhiệt nhất. Cũng vì đó mà khách du lịch đổ về đây khá nhiều. Đi chợ nổi Cái Răng bạn nên đi sớm, xuất phát lúc 6h sáng. Ra đến chợ Cái Răng mất khoảng 20 – 30 phút tàu chạy từ bến Ninh Kiều ra chợ. Nên ăn sáng tại chợ để cảm nhận cái thú của sông nước miền Tây, tại đây có các ghe và thuyền nhỏ bán hủ tíu, mì, cháo, tha hồ cho bạn chọn. Cũng có mấy chỗ nhà bè cũng bán đồ ăn nhưng lên đó ngồi ăn thì chẳng có hứng thú gì, đi chợ nổi ngồi ăn trên tàu lắc lư mới thú vị. Ăn xong có thể mua ít trái cây tráng miệng. Cũng xin nói trước là giá trái cây cũng không rẻ hơn trên bờ là bao nhiêu. Có khi còn bị chém nếu ko biết trả giá.

Đi xong chợ Cái Răng, bạn có thể nói tàu chở qua lò làm Hủ Tíu gần đó tham quan, nhưng đi sớm quá thì người ta chưa làm đâu, vì làm cái này cần có nắng để phơi. Làm hủ tíu cũng như làm bánh tráng, chỉ khác là tráng dầy hơn rồi đem cắt sợi. Tham quan không tốn tiền vì đây là lò hủ tíu địa phương. Khách nước ngoài rất hay được dắt qua đây xem.

Thuê thuyền đi chợ nổi giá thuê thuyền riêng đi chợ nổi cũng rẻ khoảng 300.000 đồng/thuyền. Có thể tham khảo số điện thoại thuê: 0913733796, họ sẽ qua khách sạn đón bạn. Tham khảo thêm 1 địa chỉ thuê thuyền khác nữa, chị Nga số 0918368697.

Mua vé ghép thuyền lớn, tức là ghép người lại để thuê thuyền lớn. Muốn đi dạng này, bạn qua cầu Cái Răng, vừa qua cầu rẽ phải liền, chạy cặp bờ sông cho tới khi nào thấy cái bến thuyền thì tấp vô, ở đây họ có loại thuyền to, có ghế ngồi, có áo phao mặc đầy đủ.

Vườn cò Bằng Lăng (cách Thành phố Cần Thơ khoảng 40km)


Chủ nhân của khu vườn độc đáo này là một nông dân Nam Bộ chính hiệu, ông Nguyễn Ngọc Thuyền cho biết, khoảng tháng 1/1983, bỗng dưng một đàn cò ma, loại cò nhỏ, mình đen, cánh mầu xám trắng tiệp với mầu lá cây đông tới hàng trăm con bay về đậu kín một góc vườn. Ít lâu sau chúng đột ngột bỏ đi cả đàn, phải đến gần một năm sau mới thấy chúng quay trở lại và lần này chúng kéo theo đám bạn mới tính ra đến gần chục loại cò với đủ các kích cỡ và số lượng ước tới cả chục nghìn con. Lần này chúng định cư luôn tại đây và sinh sôi nảy nở đông hơn.

Ngoài ra còn có những điểm du lịch như nhà cổ Họ Dương, bãi biển Cần Thơ,...

Những lưu ý khi phượt miệt vườn Cần Thơ

Nếu bạn định ngủ qua đêm ở các khu du lịch sinh thái thì chuẩn bị kem chống muỗi, kem chống nắng.

Mang mũ nón, kính mát khi đi thăm chợ Nổi. Vì trưa về rất nắng.

Khi mua sắm quý khách lưu ý đến giá cả vì người bán thường nói thách, đặc biệt là ở bến Ninh Kiều.

Với những gợi ý trên đây chúc các bạn có được chuyến du lịch Cần Thơ vui vẻ, an toàn và tiết kiệm!

Thứ Tư, 26 tháng 2, 2014

Kinh nghiệm đi phượt, du lịch bụi Hà Giang từ A-Z dành cho bạn

Hà Giang nói riêng hay Tây Bắc nói chung luôn là điểm đi phượt yêu thích của các bạn trẻ muốn trải nghiệm, khám phá những cung đường đẹp, văn hóa đầy màu sắc của người dân nơi đây. Nhưng nơi đây không phải dành cho các bạn nếu không đủ can đảm để chinh phục nó, mà bạn cần phải có kinh nghiệm phượt Tây Bắc nó sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong chuyến đi, vì địa hình nơi đây khá nguy hiểm với nhiều núi đá dốc cheo leo.

Với một hành trang nhỏ, chỉ vỏn vẹn một chiếc xe máy, một ba lô với vài thứ cần thiết và một chiếc máy ảnh là đủ để các bạn thực hiện chuyến “phượt” đầy thú vị và hấp dẫn. Cùng với niềm đam mê, khao khát khám phá vùng đất mới, con người mới còn lắm bất ngờ lẫn không ít khó khăn, nhưng ít nhiều giúp các bạn trẻ- những thành viên tham gia phượt rèn luyện kỹ năng sống - hành trang cần thiết để vững bước vào đời.


Nói đến Hà Giang là nói đến một vùng đất giàu bản sắc văn hoá tộc người. Sự quần tụ sinh sống của 22 tộc người trên mảnh đất Hà Giang đã tạo nên một trong những bộ phận văn hoá phong phú và độc đáo nhất trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Nhận diện văn hoá tộc người, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá tộc người không chỉ là một trong những vấn đề cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà còn là vấn đề cấp bách đang đặt ra đối với sự tồn tại và phát triển của từng tộc người trước sự biến đổi nhanh chóng, nhiều mặt của đời sống xã hội.

Vào mỗi mùa, Hà Giang lại khoác lên mình những bộ diêm y khác nhau, có khi thật nhiều màu sắc sặc sỡ, rườm ra nhưng đôi khi thật đơn giản, đáng yêu. Bởi vì Hà Giang mùa nào cũng đẹp, lạ và cuốn hút nên rất hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan và trở nên quen thuộc với "dân phượt". Dưới đây là những kinh nghiệm phượt, du lịch bụi Hà Giang cho những ai yêu thích cảm giác khám phá và có lòng đam mê với loại hình du lịch độc đáo này.

Kinh nghiệm Phượt, du lịch bụi Hà Giang

Đến Hà Giang đi bằng phương tiện nào?


Có 2 sự lựa chọn cho bạn:

1. Đi bằng ôtô:

Từ Hà Nội, bạn đi xe khách Hà Nội - Hà Giang từ bến xe Mỹ Đình, sau đó đi xe Quản Bạ - Đồng Văn từ bến xe Hà Giang.
Đến Đồng Văn thì thuê xe ôm để khám phá các điểm du lịch của Đồng Văn (ở Đồng Văn không có dịch vụ cho thuê xe máy)

2. Đi bằng xe máy:


Mình biết một cung đường đẹp muốn chia sẻ cho bạn khi bạn khởi hành từ Hà Nội

Tuyến đi thứ nhất: Hà Nội – Vĩnh Phúc – Việt Trì – Phú Thọ - Tuyên Quang. Đường này thì nhiều người biết và đông xe đi lại.

Tuyến đi thứ hai: Hà Nội – Sơn Tây – Cầu Trung Hà – Cổ Tiết – Cầu Phong Châu – Phú Thọ - Đoan Hùng – Tuyên Quang.

Từ Hà Nội bạn đi theo Đại lộ Thăng Long. Sau đó gặp đường 21 đi theo đường 21 lên Sơn Tây (Chú ý: điểm giao nhau này ngày trước là ngã 3 nay đã làm cầu vượt qua đường 21 nên các bạn chú ý rẽ phải trước cầu vượt). Tiếp theo bạn đi Từ Sơn Tây qua cầu Trung Hà đến Cổ Tiết, đến Cổ Tiết qua cầu Phong Châu, qua cầu Phong Châu đi theo đường vên sông (đường 320) đi lên Phú Thọ.

Từ Phú Thọ các bạn theo quốc lộ 2 đi lên Đoan Hùng rồi đến Tuyên Quang, đi theo đường cao tốc bên ngoài Tuyên Quang bạn sẽ không phải đi qua thành phố Tuyên Quang.

Theo đường Quốc lộ 2 đi tiếp: TP. Tuyên Quang – Hàm Yên - Bắc Quang – Vị Xuyên – TP. Hà Giang

Tuyến đi thứ nhất dài hơn khoảng 30km so với tuyến thứ hai.

Lưu ý:

Trên đường từ Đồng Văn qua Mèo Vạc, các bạn nhớ dừng lại thật nhiều mà chiêm ngưỡng cảnh đẹp mê hồn của con đèo Mã Pì Lèng nổi tiếng, nơi hàng vạn nhân công đã treo mình trên vách núi treo leo để hoàn thành trong thời gian 6 năm:


Và ngắm con sông Nho Quế với làn nước màu ngọc bích này:


Một vài chia sẻ nhỏ cho bạn khi đi phượt Hà Giang bằng xe máy

Những vật dụng cá nhân không thể thiếu cho bạn khi đi Phượt Hà Giang. Đối với dân phượt, các hành trình “bụi” chủ yếu được thực hiện bằng xe máy, nên có một quy định về việc tổ chức nhóm và đi lại bằng loại phương tiện này, thiết nghĩ là rất cần thiết để đảm bảo cho thành công của chuyến đi – an toàn và đúng giờ.


Điều đầu tiên khi sử dụng xe máy lưu thông trên đường là bạn phải có giấy phép lái xe theo đúng loại xe mà mình đang sử dụng, phải có Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho xe đó, bắt buộc phải đội nón bảo hiểm cho người ngồi trên xe.


Một nhóm xe máy không nên quá 6 chiếc nếu 1 thành viên không có kỹ năng đi nhóm. Chỉ vượt quá 8 chiếc nếu tất cả thành viên đã quen với kiểu đi của nhau. Người nào càng ít kinh nghiệm thì vị trí của người đó càng gần về cuối. Làm như vậy là để người đó không gây tai nạn liên hoàn.

1. Chốt và dẫn đoàn

Phải phân công người dẫn đoàn và người chốt đoàn: về nguyên tắc, dẫn đoàn dẫn đường đi và điều phối tốc độ của đoàn (ví dụ: khi có đoạn giới hạn tốc độ tối đa) và tính toán khi nào cả đoàn nên dừng lại như khi đổ xăng, thay quần áo (mưa, rét, nóng), hay các việc khác. Còn chốt đoàn nhằm đảm bảo không ai bị rớt lại đoàn và đảm bảo đoàn đi với khoảng cách đồng đều. Khi có ai tụt lại, chốt đoàn phải tụt lại theo và cùng xe tụt lại đó đi nhanh hơn để bắt kịp đoàn. Chính vì vậy, Cần phân công 2 xe đi cuối thay nhau chốt và giám sát lẫn nhau.

Xe dẫn đoàn thì đến chỗ rẽ thì dừng lại chờ mọi người cùng rẽ. Trong trường hợp dừng trời tối, mọi người dừng lại thì bật xi nhan phải để các xe khác còn nhìn thấy mà chọn lựa việc tham gia đoàn (nếu là thành viên) hay né ra chỗ khác mà không cán phải chúng ta. Dẫn đoàn cần đặc biệt tinh tế trong việc cho mọi người dừng, nghỉ; căn tầm xăng; chọn chỗ rộng, thoáng, cảnh đẹp. Ngoài ra phải chú ý đường, biển báo. Biển báo hạn chế tốc độ.

Chốt đoàn phải mang đồ nghề sửa xe, cứu thương và có hiểu biết cũng như khả năng xử lý và phản ứng nhanh với các sự cố hỏng hóc về xe cộ, sơ cứu.

2. Đối với người ngồi sau

Kiểm tra xe trước mỗi chuyến đi: đảm bảo an toàn khi đi đường và không làm tổn hại đến xe của mình.

Về khoảng cách giữa các xe: Ở các đoạn Quốc lộ hay cao tốc, khoảng cách giữa các xe khoảng 50m là vừa (vì tốc độ xe khi đó khoảng 50-60 km/h) đảm bảo an toàn.

Khi chạy tối, tốc độ sẽ giảm và các xe có thể đi gần nhau hơn – khoảng 20m – tuy nhiên, lúc này xe trước và xe sau sẽ đi so le với nhau (như trên 2 đường thẳng song song, nhưng không cách quá xa, (như vết chân trên cát). Lợi ích của việc đi so le với nhau là các xe có thể soi đèn cho nhau, không bị khuất tầm nhìn, và nếu có xe nào rủi ro ngã thì xe sau không bị dính theo. Trong trường hợp không áng chừng được khoảng cách, mỗi xe đi làm sao để ít nhất nhìn được một xe đi sau và một xe đi trước mình. Đảm bảo mình đi đúng theo đội và người đằng sau cũng đi đúng theo mình.

Khi trời tối nếu dừng lại yêu cầu các xế bật xi nhan xe để các xe nhận ra nhau, và để các phương tiện khác nhận biết xe.

Dọc đường đi, khi xe nào có vấn đề gì cần dừng khẩn cấp hoặc cần sự hỗ trợ của mọi người, các người ngồi sau sẽ phải có trách nhiệm liên lạc với người ngồi sau của dẫn đoàn hoặc xe nào gần ngay mình nhất. Chính vì thế người ngồi sau xe dẫn đoàn lưu ý có số của tất cả những người ngồi sau khác trong máy điện thoại, để khỏi mất công moi giấy ra tìm số khi cần. Các người cầm lái cũng cần chỉ đạo những người ngồi sau quan sát xe đi trước đi sau trong đoàn, để đảm bảo mọi người luôn quan sát thấy nhau để có thể bảo vệ và đảm bảo an toàn cho nhau.

Người cầm lái cẩn thận, chắc chắn và có tinh thần trách nhiệm với người ngồi sau cũng như trách nhiệm với lịch trình của cả đoàn.

Không vượt xe dẫn đầu trong bất cứ trường hợp nào: Xe dẫn đi nhanh mình đi nhanh, họ đi chậm mình đi chậm, họ dừng mình cũng phải dừng. Nếu bắt buộc phải vượt với lý do chính đáng thì sau đó phải giảm tốc độ xuống 10 km/h chờ họ vượt lên rồi mới được trở lại vận tốc ban đầu.

Đến chỗ rẽ, xe dẫn đầu sẽ dừng lại chờ đủ người rồi đi. Đề nghị mọi người dừng sau xe dẫn đầu theo thứ tự trước sau. Không dừng trước xe dẫn đầu, không dồn cục quanh xe dẫn đầu gây cản trở giao thông và có thể gây nguy hiểm.

Qua ngã ba ngã tư không thấy xe dẫn đầu đứng chờ thì mặc định đi thẳng.

Khi đi đường dài trong một nhóm có đội hình hàng hai hoặc tản mác, nếu một người chạy bên cạnh đội hình mà gặp chướng ngại (hoặc làn đường đột ngột thu hẹp) thì người đó phải có trách nhiệm tự giảm tốc độ và đi nối vào sau đoàn xe. Tuyệt đối không lao vào giữa đoàn có thể gây tai nạn cho cả đoàn. Nếu có thành viên thiếu kinh nghiệm mà làm như vậy, thành viên đi phía trong có thể dùng thân xe ngăn cản và ra hiệu lui về phía sau.

Việc quan sát xe trong đoàn phân biệt ra ngày và đêm:

Ban ngày thì cả đoàn nên bật đèn xe để nhìn qua gương chiếu hậu là thấy từ xa. Xe dẫn đoàn thỉnh thoảng cũng phải quan sát xem có đủ xe không (tránh xe trong đoàn tụt hậu mà không biết).

Ban đêm thì đoàn nên đi chậm lại, khoảng cách giữa các xe gần nhau. Nên dán đề can phản quang ở mặt nạ xe máy và đằng sau mũ bảo hiểm để đoàn dễ nhận biết nhau. Đặc biệt các xe phải nhớ vị trí và thỉnh thoảng phải tập trung quan sát điểm danh lẫn nhau.

Các xe đi nửa cuối đoàn khi vượt nhau phải ra hiệu để nhận biết vị trí của nhau. Hai xe áp chốt và xe chốt phải thường xuyên quan sát lẫn nhau.

3. Không phạm cấm kị

Tuyệt đối không được vượt dẫn đoàn, trừ khi đang đà lên dốc, nhưng sau khi lên dốc xong phải giảm tốc độ nhường dẫn đoàn đi trước.

Tuyệt đối không được tách đoàn

Tuyệt đối không được lạng lách đánh võng khi đang lưu thông trên các tuyến đườngCác vấn đề cư xử, hành xử với dân địa phương, mọi người đều biết phải làm gì tốt nhất cho mình và cho người khác.

Không uống nhiều bia rượu trong các chặng nghỉ trên đường đi (đặc biệt là các chặng nghỉ trưa, giữa đường) hoặc làm ảnh hưởng đến lịch trình của ngày tiếp theo.

Khi đi trên đường ngoài việc chào hỏi các nhóm khác, không nên tùy tiện gia nhập vì lý do an toàn của bản thân bạn. Không khiêu khích hoặc nhận xét thô thiển về các loại xe của nhóm khác. Chỉ phát ngôn liên quan đến kỹ thuật khi mình biết rõ và có kinh nghiệm.

4. Vượt ôtô

Không được vượt khi trước mặt là khúc cua khuất tầm nhìn, ta không biết đằng trước có xe ngược chiều gì. Nếu cố vượt thì xác suất gặp tai nạn là cực kỳ cao. 

Bật xi nhan trái, nhá còi liên tục và di chuyển vào vùng gương chiếu hậu trái của ô tô.

Chờ đến khi ô tô có dấu hiệu nhường đường mới được vượt. Không thì tiếp tục chờ cho đến khi nó nhường đường.

Cần đặc biệt kiên nhẫn và cẩn thận khi vượt xe siêu trường, xe container. Những loại xe này thân rất dài, khó vượt, hút.

Nếu xe ngược chiều phóng nhanh tiến gần và lấn hết làn đường thì phải tấp ngay vào sát lề bên phải, thậm chí nếu cần có khi phải phi tạm xuống mương, ruộng để tránh. Nhiều xe đi lấn hết đường và không thèm tránh ai cả.

5. Đi đường đèo dốc

Tùy độ dốc mà về số thích hợp: 3, 2, 1

Không đi xe ga (Attila, SCR, LX, SH, PS, Nouvo, Mio, Click…), vừa hại xe vừa nguy hiểm khi lên dốc xuống dốc.

Cách nhau tối thiểu 10m, nếu không sẽ đâm xe liên hoàn khi xe đầu bị đổ. Nhất là khi xuống dốc.

Khi lên dốc, nếu vít ga không thấy gì là do máy quá nóng. Phải dừng lại, nghỉ 15 phút chờ máy nguội. Tuyệt đối không phun nước vào máy vì sẽ gây nứt.

Các xe phổ thông, đời không quá cũ thì phanh trước là đĩa, phanh sau là cơ (phanh đùm). Khi lên dốc, khói xe khét, phanh sau không khét. Khi xuống dốc khói xe không khét nhưng phanh sau khét. Đây là điều bình thường. Nếu cảm thấy mùi khét phát ra ở máy chứ không phải ở đuôi xe (nơi có ống xả và phanh sau) thì phải dừng lại xem xét).

Khi xuống dốc không được cắt côn để xe trôi tự do. Nếu cảm thấy xe trôi dốc quá nhanh cầm bóp kết hợp hai phanh đồng thời về số 3, thậm chí sô 2 để hãm bớt.

Cuối cùng, mỗi thành viên hãy luôn tự ý thức : trên đường Phượt điều gì cũng có thể xảy ra, mỗi người chúng ta hãy luôn cẩn thận, ngoài sống vì đam mê của mình cũng cần sống vì niềm vui của những người xung quanh nữa, có biết bao người mà niềm vui của họ chỉ đơn giản là thấy chúng ta luôn mạnh khỏe. Trước khi cơn say mạo hiểm đẩy chúng ta vào một hành động điên rồ và bất cẩn nào đó, hãy nghĩ đến những ai sẽ khóc nếu ta không trở về.

Chỉ được vượt bên trái, trừ khi đường có làn dành riêng cho xe máy.

Do vậy việc kiểm tra tổng thể xe là rất cần thiết. Đặc biệt là 2 phanh trước sau.

Gió mạnh, dễ bị đuôi xe quệt vào. Do vậy chỉ vượt khi đường đủ rộng và xe ô tô đã chắc chắn tỏ dấu hiệu nhường đường. Nếu loại xe này phóng nhanh thì chập nhận đi đằng sau.

* Lưu ý: Nếu bạn có ý định phượt Hà Giang bằng xe máy thì chú ý mang theo đầy đủ giấy tờ xe, xe có giấy chứng nhận bảo hiểm TNDS phù hợp, người ngồi trên xe phải đội mũ bảo hiểm đầy đủ, nên có kính mắt, đi giầy nhẹ hoặc giầy thể thao. Nên trang bị điện thoại có hệ thống google map, mạng Vina, Viettel, Mobi hoạt động tốt ở vùng này.

Nên đến Hà Giang vào thời điểm nào?

Hà Giang đi mùa nào cũng thấy đẹp, mỗi mùa có một vẻ đẹp khác nhau. Tuy nhiên, nếu đến với Hà Giang trong khoảng tháng 7 và tháng 8 thì nên mang theo sẵn áo mưa hoặc ô dù vì đó là thời điểm mùa mưa, bạn có thể găp những ngày mưa liên tục hay những cơn mưa rào bất chợt.

Chú ý: khi các bạn lên Hà Giang, phải chuẩn bị rất kĩ đấy, nhất là mùa lạnh này:

1. Xe máy phải cực khoẻ, có xe côn đi càng tốt vì leo lên mấy huyện như Đồng Văn, Xí Mần, Mèo Vạc ... thì toàn cua tay áo, dốc thẳng đứng, xe yếu là quang tèo ngay, tự tụt dốc luôn, trời sáng sớm và chiều muộn sương mù dầy đặc ko nhìn thấy đường núi non, cua, vực.. nên hết sức cẩn thận, tớ là dân bản địa đi còn sợ phát khiếp, huống hồ là các bạn toàn đi đường đồng bằng, nên có thể chủ quan... em nghĩ Nhân nên mượn xe hoặc đổi xe 1 một ai đó vì xe MAX II của Nhân yếu lắm không đi được đâu, leo mấy cái dốc của Mộc Châu mà đã ì ạch ...

2. Quần áo, khăn, mũ phải chuẩn bị đầy đủ trên đó gần núi đá nên lạnh lắm, không chuẩn bị cẩn thận lên đấy khóc không ra tiếng mẹ đẻ đâu, vì nhà dân thưa thớt, không vào xin sưởi ấm được, tốt nhất nên mang ít diêm đi nếu lạnh quá nhặt củi ven đường mà đốt lên sưởi ấm.

3. Gặp cây xăng bất kỳ nào thì đổ luôn không lên càng cao dân cư thưa thớt nói gì có trạm xăng mà bán, đấy là nói chung chung những vùng sâu cách huyện lớn khá xa nên phải vậy.

4. Lên Mèo Vạc nhiều xã còn chưa có điện lưới, nên trang bị mỗi xe máy 1 đèn pin. À hí hí tớ thấy về đêm nhìn lên bầu trời đầy sao, cứ cảm giác như với được thích lắm.

Một vài gợi ý hay cho bạn khi du lịch Hà Giang

1. Mùa hoa tam giác mạch

Đến Hà Giang, bạn không chỉ để lưu lại những bức hình đẹp,đi du lịch theo mùa hoa nở,bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cả một góc trời rợp màu sắc hoa tinh khôi.


Thông thường hoa sẽ nở rộ vào cuối tháng 10,đầu tháng 11,tùy thời điểm gieo trồng của bà con trước đó. Hoa tam giác mạch có vòng đời khoảng một tháng,mới đầu hoa nở có màu trắng,sau chuyển sang phớt hồng,ánh tím và cuối cùng là đỏ sậm. Vì thế nên chú ý kiểm tra thông tin để có thể trải nghiệm đúng thời điểm tam giác mạch nở rộ.

Hoa tam giác mạch là đặc sản độc đáo của đồng bào Mông ở vùng đất cực Bắc Hà Giang. Thật khó có thể tin loài cây nhỏ bé với những chiếc lá xanh non và từng chùm hoa e ấp này lại là lương thực cứu đói cho đồng bào những ngày giáp hạt, tạo nên món bánh tam giác mạch có hương vị thật đặc biệt.

Như một lời hẹn, sau mùa lúa chín vàng óng khắp Tây Bắc, mùa hoa tam giác mạch lại về. Trên các diễn đàn của những người yêu du lịch, lời mời gọi hối hả của những người bạn lại thôi thúc ta lên đường ngắm loài hoa đẹp như cổ tích này.

Tam giác mạch có ở Lào Cai,Cao Bằng nhưng đặc sắc nhất là ở Hà Giang. Nơi này nổi tiếng với nhiều địa danh có cảnh quan tươi đẹp thắm sắc tam giác mạch: Hoàng Su Phì,Xín Mần,Phó Bảng,Phố Cáo,Sủng Là,Đồng Văn,Lũng Cú,Ma Lé… Ngoài việc khám phá cảnh quan mùa tam giác mạch rực rỡ sắc màu,bạn cũng có thêm nhiều cơ hội tìm hiểu cuộc sống người dân bản địa.

2. Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì 

Có hai mùa đẹp nhất, “mùa lúa chín” thì đã nhiều người biết, nhưng “mùa nước đổ” thì chưa hẳn ai cũng hay.

Mùa lúa chín thì thường bắt đầu vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 dương lịch.

Mùa lúa chín

Còn Mùa nước đổ thì đa phần ruộng Tây Bắc nước ta đổ ải vào tầm tháng 5 - 6, ít nơi tháng 7, một vài thửa có thể tích nước từ tháng 4; nhưng đẹp nhất vẫn là lúc đang cấy dở, tầm tháng 5 - 6.

Khách sạn, nhà nghỉ

Tại Hà Giang các bạn có thể nghỉ tại các khách sạn có giá trung bình 170.000- 350.000 như khách sạn Huy Hoàn, khách sạn Công đoàn, khách sạn Khánh Linh, khách sạn Cao Nguyên Đá (ở thị trấn Đồng Văn).

Theo các tài xế xe khách và một số khách du lịch "bụi". khách sạn tốt nhất ở Đồng Văn là khách sạn Hồng Ngọc nằm ngay thị trấn gần chợ phiên Đồng Văn, giá phòng từ 120.000 đồng đến 180.000 đồng/phòng (phòng có hai hoặc 3 giường). Nhà UBND thị trấn cũ ở cuối dãy phố cổ nay cũng là nhà nghỉ bình dân (có thể ngủ với giá 20.000 đồng/người) . Có khoảng 6 - 7 nhà nghỉ quanh đó giá rẻ hơn, dao động từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng/phòng.

Mình liệt kê danh sách khách sạn được mọi người đánh giá tốt ở phía dưới

Quản Bạ :

Thường thì ở nhà nghỉ 567 ĐT: 0219.3.846.129

Nhà nghỉ Tam Sơn ĐT: 0219.3.846.543

Nhà hàng Hạ Sơn quán Quản Bạ ĐT: 0219.3.846.371

Đồng Văn

Ks Cao Nguyên Đá : 02193856868

Nhà nghỉ Hoàng Ngọc: 02193856020

Nhà nghỉ Khải Hoàn : 0219856147

Bác Chi 0977993071 (phía sau chợ Đồng Văn)

Anh Đức: 0982.791.830 (nhà anh chị này vừa kdoanh nhà nghỉ, vừa bán đồ dùng học sinh, ngay sát quán cafe karaoke, cũng gần gần Phố Cổ).

Nhà nghỉ Hiên Hoa: 0219.3856 216

Nhà nghỉ Lũng Cú:0219.3510 000

Ngoài các nhà nghỉ trên, bạn có thể đặt phòng ngủ ở Cà phê phố cổ Đồng Văn, ngủ dạng Dorm nhà sàn trên tầng 2 khá ổn, có đủ gối chăn màn đệm sạch sẽ. Giá khoảng 50k/người, liên hệ A.Khương, 0945378318

Huyện Mèo Vạc

Nhà nghỉ Nho Quế ĐT: 0219.3.871.322

Nhà nghỉ Cao Nguyên ĐT: 0219.3.871.440

Nhà nghỉ Khau Vai ĐT: 0917.706.503

Nhà hàng Hải Thúy ĐT: 0219.3.871.355

Khách sạn Mai Đào: 0219.3871 294

Khách sạn Hoa Cương: 0219.3871 888

Ăn uống

Ẩm thực là một phần bản sắc văn hóa độc đáo nơi đây, với nhiều món ngon và khác lạ. Khi bạn đi phượt đến đây hãy cố gắng thưởng thức tất cả các món ăn nơi đây có thể.

Món ngon nên thưởng thức ở Đồng Văn là: thịt gà, thịt bò khô, rau cải mèo, măng nứa và uống rượu ngô.

1.Bánh cuốn trứng


Nơi miền đá lạnh Hà Giang, người ta phải ăn món gì thật nóng, thật cay để chống chọi không khí u ám tỏa ra từ đá núi. Nhưng bánh cuốn trứng, đặc sản của miền địa đầu tổ quốc này, lại là “món lạnh”, dùng cùng chén nước lèo ninh xương nóng hổi, ngọt lừ.


Chén nước chấm hoàn thành, bạn chỉ cần khẽ gắp miếng bột ướt mỏng tang, bên trong ẩn hiện màu đỏ lòng đào của trứng, nhận chìm tất cả trong chén nước tự pha chế, rồi cảm nhận khẩu vị lạ mà khoái khẩu của miền đất tận cùng.Địa chỉ các hàng bánh cuốn tại Hà Giang

Thành phố Hà Giang : Bánh cuốn Bà Làn, 116A Lý Tự Trọng, Tp Hà Giang

Đồng Văn : Hàng bánh cuốn ngay cổng chợ Đồng Văn cũ

2. Cháo Ấu tẩu

Ở Hà Giang có nhiều món ăn độc đáo khiến du khách đã một lần tới đó đều không thể nào quên được. Cháo đắng, hay cháo ấu tẩu là một loại ẩm thực như thế.

Đêm mùa đông lạnh lạnh, lang thang ở thị xã Hà Giang, kiếm một góc quán và gọi món cháo ấu tẩu. Đủ các cung bậc mùi vị trong một bát cháo nhỏ: thơm lôi cuốn của gạo nếp cái hoa vàng trộn với gạo tẻ thơm được trồng trên nương nấu nhuyễn, vị bùi của củ ấu được ninh kỹ và nước hầm chân giò béo ngậy, mùi lá thơm, lá gia vị. Bát cháo ấu tẩu nhìn rất hấp dẫn bởi sự kết hợp hài hòa giữa gạo, thịt băm, nước xương, rau thơm...

Nấu được bát cháo ấu tẩu thực không đơn giản. Củ ấu sau khi ngâm kỹ trong nước vo gạo đặc một đêm rồi đem hầm trong vòng 4 tiếng. Gạo nếp cái hoa vàng được trộn với gạo tẻ thơm nấu nhuyễn trong nước hầm xương chân giò và bột củ ấu. Thêm chút thịt nạc băm nhỏ, chút gia vị phụ thêm nữa. Cháo khi ăn có vị đắng nên nhiều người gọi là cháo đắng.

Rất nhiều người khi đến với Hà Giang, nếu đã được thưởng thức một lần rồi sẽ tìm đến để ăn lại. Cháo ấu tẩu không chỉ là món ăn đơn thuần, mà còn là vị thuốc bổ giải cảm. Cháo đắng ở Hà Giang mùa nào cũng có, nhưng chỉ bán vào ban đêm. Mùa đông lạnh giá ở miền núi được ngồi trong không gian hàng quán ấm áp bếp hồng và thưởng thức món cháo ấu tẩu, cháo đắng Hà Giang cũng là một sự thích thú trong lối ăn chơi cho những người yêu thích khám phá điều mới lạ.

Địa chỉ bán cháo ấu tẩu ở Hà Giang

Đối diện Điện lực tỉnh Hà Giang

3.Thắng Cố

Là đặc sản của vùng cao nhưng không phải bạn trẻ dưới xuôi nào lên cũng thích

Mùi thơm của thảo quả, hạt dổi và củ sả, quyện với vị béo ngậy của thịt làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh. Đàn ông Mông đi chợ Đồng Văn đều mong được ăn một bát thắng cố, uống vài bát rượu với bạn bè. Người ta quan niệm ai có nhiều bạn thì người ấy được mời nhiều rượu. Người nào say khi về chợ là người tốt phúc bởi có nhiều bạn.

Cổng chợ huyện Đồng Văn giờ đã được kiên cố hóa, trông chẳng khác gì chợ dưới xuôi nhưng nhà cửa, mái che chẳng thể thay thế được những chiếc ô của bà con dân tộc. Vào giữa chợ, những gian hàng thắng cố được đặt sau khu bán đồ thực phẩm.Thịt lợn, thịt bò trong chợ được xiên cả nửa con treo lủng lẳng trên những chiếc móc to. Hàng rượu ngay sát điểm bán thắng cố. Rượu được đựng trong những chiếc can nhựa to hay vò sành mà những con ngựa đã miệt mài cõng xuống núi từ sớm tinh mơ hay từ đêm hôm trước. Một thế giới rượu thật phong phú, chan hòa mùi vị của men lá nồng nàn.

4.Cơm Lam Bắc Mê

Hà Giang là một vùng phì nhiêu với những loại gạo nếp thơm ngon nổi tiếng thì cơm lam Bắc Mê đang dần trở thành một đặc sản đặc trưng của đồng bào dân tộc Tày nơi đây.


Kỹ thuật chế biến cơm lam thật đơn giản. Nguyên liệu là gạo nếp được đãi ngâm kỹ, nước nấu thường là những mạch nước ngầm trong cùng cho vào cho ống tre rồi bịt lá chuối . . Người ta dùng loại cây non, thân ống, họ tre , mỗi dóng tre chặt bỏ một đầu ống, đầu ống còn lại tác dụng như cái đáy nồi. Gạo nếp vo sạch, rắc thêm chút muối, trộn đều, cho gạo vào ống tre, lượng nước đổ xâm xấp so với mặt gạo. Miệng ống được nút bằng lá dong tươi hoặc lá chuối khô và nướng lên Ống tre có gạo ấy được hơ trên ngọn lửa hoặc trên đống than hồng, vừa hơ vừa xoay tròn từ từ cho nhiệt tác dụng đều lên xung quanh vỏ ống. Chừng trên dưới một tiếng sau (tuỳ theo ống cơm to hay bé), mùi cơm nếp toả ra thơm lừng, ấy là dấu hiệu cơm đã chín.

5.Rêu nướng


Lâu nay, rêu đá chỉ được coi là 1 loại thủy sinh không nhiều tác dụng. Nhưng đối với người dân tộc Tày ở xã Xuân Giang huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang, thì rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ.

Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ. Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng.Theo người dân địa phương, khi đi tìm rêu, họ thường chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Rêu tươi đem về được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món.

Rêu suối tuy nhiều, nhưng những loại rêu ngon thì ít. Hơn nữa, rêu ăn được cũng theo mùa, bởi vậy đối với bà con nơi đây, rêu cũng là một món ăn quý… Rêu có thể được chế biến thành nhiều món như rêu rán, rêu khô nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng.

Rêu được kẹp vào những thanh tre rồi đưa lên bếp nướng

Người Tày thường có câu: "Quẹ chí áp, táp chí hơ", có nghĩa là nướng quẹ phải đặt áp vào than, nước ngọt và thơm của nó chưa kịp rớt xuống thì quẹ đã chín, khi nướng, không phải xoay nhiều lần mà nướng chín một bên, sau đó nướng tiếp bên còn lại. Khi dùng hai ngón tay bấm thấy mềm là quẹ đã chín. Vì rêu ăn được theo mùa nên ngoài việc chế biến rêu tươi, người ta còn phơi khô rêu, cất lên gác bếp để làm món ăn dự trữ. Chỉ khách quý mới được đãi món rêu khô trên gác bếp.

6.Xôi ngũ sắc


Cộng đồng các dân tộc vùng núi phía Bắc sở hữu một nền văn hóa ẩm thực vô cùng đa dạng và độc đáo. Trong đó, xôi ngũ sắc hội tụ được những giá trị truyền thống, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp.

Gọi là xôi ngũ sắc vì khác với các loại xôi thông thường, xôi ngũ sắc được tạo nên bởi năm loại xôi với năm màu khác nhau. Đó là màu đỏ, màu vàng, màu xanh, màu tím và màu trắng. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy xôi ngũ sắc tại các phiên chợ ở Hà Giang.

Cách chế biến xôi ngũ sắc của các vùng cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, tùy điều kiện từng vùng, họ có thể pha trộn hoặc dùng các màu khác nhau ngoài những màu cơ bản trên để tạo nên xôi ngũ sắc. Nguyên liệu làm xôi ngũ sắc gồm: Gạo nếp thơm dẻo, hạt đều không lẫn tẻ, trộn với các loại lá cây rừng để nhuộm màu. Màu đỏ dùng quả gấc, lá cơm đỏ. Màu xanh dùng lá gừng, lá cơm xôi xanh, hoặc vỏ bưởi, vỏ măng đắng, đốt lấy tro ngâm với nước có pha chút vôi. Màu vàng dùng củ nghệ già giã lấy nước. Màu tím dùng lá cơm đen, hoặc lá cây sau… Trước khi nhuộm màu xôi, gạo nếp vo sạch đem ngâm trong nước lã từ 6 - 8 giờ để hạt gạo có độ nở vừa phải. Chia gạo ra thành 5 phần, mỗi phần tương ứng với một màu. Sau khi nhuộm màu, đến công đoạn cuối cùng là đồ xôi. Khâu này đòi hỏi phải thật khéo léo mới có được món xôi như ý. Gạo ngâm màu nào dễ phai nhất được cho vào chõ đầu tiên, kế đến là các màu còn lại, màu trắng trên cùng. Phải đồ mỗi màu một chõ riêng. Có nơi bày thành bông hoa 5 cánh, mỗi cánh một màu, có nơi bày theo hình ruộng bậc thang, mỗi bậc một màu, có nơi dùng khuôn gỗ đóng thành tháp, nhiều tầng…

7.Thắng dền ở Đồng Văn


Lên Đồng Văn, giữa thị trấn hun hút gió mùa đông mà được ngồi bên bếp lửa ăn bát thắng dền, thật không có gì ấm áp và thú vị bằng.

Thắng dền trông giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, giống bánh cống phù ở Lạng Sơn, được làm từ bột gạo nếp, có thể làm chay hoặc bọc nhân đậu đỗ. Mỗi viên bột được nặn to hơn đầu ngón tay cái chút xíu, cho vào nồi nước dùng luộc, đến khi nổi lên chủ quán sẽ dùng muôi vớt ra. Thắng dền thơm ngon hay không là ở bát nước dùng, được pha bởi hỗn hợp ngọt ngào của đường, béo ngậy của nước cốt dừa và cay cay của gừng đun nóng. Có thể rắc thêm vừng hoặc lạc cho món ăn thêm bùi. Khách ăn thường bỏ một hai viên thắng dền vào ngậm trong miệng một lúc, ngấm cái vị ngọt béo của nước đường, vị cay se se của gừng tươi, vị bùi ngậy của vừng lạc.

8.Cam Bắc Quang


Đã từ lâu, cam sành trở thành một đặc sản nức tiếng mỗi khi người đi xa về gần nhắc đến đất Bắc Quang, thứ đến mới là chè. Có được điều đó là bởi vùng đất này có những điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng không giống với bất cứ vùng đất nào để tạo nên những trái cam mang hương vị riêng biệt, vô cùng ngọt ngào và hấp dẫn của miền núi rừng phía nam của tỉnh Hà Giang.

9.Lạp xưởng gác bếp


Để làm nhân lạp xưởng người ta chọn loại thịt nửa nạc nửa mỡ. Bởi nạc nhiều, lạp xưởng sẽ khô, sác; mỡ nhiều, lạp xưởng sẽ nhão, ăn mau ngấy nên loại thịt thích hợp nhất để làm lạp xưởng là thịt vai. Thịt được lạng bỏ lớp bì, thái miếng vừa phải, ướp muối, đường, bột ngọt. Và không thể thiếu một ít rượu trắng, một ít nước gừng và một ít quả mắc mật khô xay nhỏ ướp cùng. Theo kinh nghiệm của đồng bào nơi đây thì ướp thịt với rượu trắng và nước gừng như vậy khiến cho lạp xưởng sẽ có mùi thơm rất đặc trưng, để được lâu mà không bị hỏng. 

Lạp xưởng khi đã khô thì để nguyên cả khúc đem chiên cho chín sau đó mới thái lát, khi ăn chấm với mắm gừng. Hoặc thái lạp xưởng thành các khoanh dầy vừa phải, chờ cho mỡ trong chảo thật nóng già thì cho lạp xưởng vào, đảo lên, rưới thêm ít nước mắm, rắc thêm chút hành tươi. Đĩa lạp xưởng thơm phức, mới trông đã thấy thèm. Cho nên ngày tết, dù có bao món ngon, lạp xưởng vẫn là món được mọi người đụng đũa nhiều hơn cả.


Lạp xưởng có mùi của nắng vùng cao, mùi của khói bếp, thoảng mùi gừng, mùi rượu, mùi mắc mật thơm một cách đặc biệt. Vị dai của lòng, vị ngọt của thịt nạc, vị béo của mỡ hòa quyện với nhau, ăn thật ngon miệng. Nhấp thêm chút rượu nữa thì càng thêm khoái khẩu.

Các nhà hàng quán ăn khi đi du lịch phượt Hà Giang

1.Huyện Quản Bạ

Nhà hàng Thương Tú
Nhà hàng Thanh Bình 
Nhà hàng Hương Độ - Điện thoại : 0219 3846 289 
Hạ Sơn Quán - Điện thoại: 0219 3846 371

2.Huyện Yên Minh

Quán Hải Yến ở cổng chợ
Nhà hàng Phúc Cái
Nhà hàng Thành Hanh - Điện thoại : 0219 3852 113
Nhà hàng Tuấn Đức - Điện thoại 0219 36290 500
Phong Vân Quán - Điện thoại 0219 3852 555

3.Huyện Đồng Văn

Nhà hàng Lan Béo - Điện thoại : 0219 3856148
Nhà hàng Nhị Tiến - Điện thoại : 0219 3856 217 đối diện cổng chợ cũ
Nhà hàng Âu - Việt

4.Huyện Mèo Vạc

Nhà hàng Hải Thúy - Điện thoại: 0219 3871 355
Nhà hàng Hải Thắm - Điện thoại: 0219 3871 043
Nhà hàng Long Hồng - Điện thoại: 0219 3871 429
Nhà hàng Chiều Mơ - Điện thoại: 0219 3871 102

Tối ở Đồng Văn còn có chè nóng, ngô nướng, mía nướng… Ngoài ra bạn cũng có thể thứ các món ăn dân tộc ở chợ như mèn mén (ngô xay đồ chín), xôi màu, thắng cố, bánh ngô.

Các điểm du lịch và khám phá

Chúng tôi đưa ra danh sách một số điểm không thể bỏ qua khi đến Đồng Văn. Bạn có thể tự sắp xếp lịch trình để đến các điểm mà bạn cho là thú vị nhất theo thời gian của mình.

- Cổng trời Sà Phìn, cách Đồng Văn 15km về phía Yên Minh (đường 4C) là điểm bạn cần phải đến. Từ Sà Phìn, bạn nên đi thăm điểm cực bắc của Việt Nam là Cột cờ Lũng Cú 26km nữa, dưới chân cột cờ là làng văn hóa Lô Lô, bạn có thể đi dạo vòng quanh.

- Từ Sà Phìn đi đến cửa khẩu Phó Bảng 7km, bạn có thể thăm Thị Trấn Cổ trên Cao Nguyên Đá.


- Từ cồng trời Sà Phìn nhìn xuống lòng thung lũng là di tích lịch sử nổi tiếng: nhà vua Mèo Vương Chí Sình.

- Chợ phiên Đồng Văn họp vào sáng thứ 7 hàng tuần, rất đông bà con dân tộc xuống chợ, chợ vui và vô cùng náo nhiệt.

- Khu vực phố cổ Đồng Văn với những ngôi nhà tường trình, mái ngói nung và tường rào bằng đá, vào ngày rằm hàng tháng cũng treo đèn lồng như phố cổ Hội An.

- Nếu có nhiều thời gian thì bạn có thể leo núi Đồn Cao nằm ngay phía sau khu chợ phiên, trên đó có thể ngắm toàn cảnh thị trấn Đồng Văn.

- Từ thị trấn Đồng Văn đi về phía Mèo Vạc khoảng 15km là Thiên hạ đệ nhất đèo Mã Pí Lèng, còn đèo đẹp và hùng vĩ nhất miền núi phía bắc, bên dưới thung sâu, có dòng Nho Quế bé xíu như một sợi chỉ xanh cắt ngang giữa những dãy núi đá tai mèo nhọn hoắt.

- Chợ Mèo Vạc cách Đồng Văn 28km họp vào sáng Chủ nhật hàng tuần.


Hà Giang có nhiều cảnh đẹp, bạn nhớ mang theo chiếc máy ảnh du lịch để lưu lại những khoảnh khắc ấn tượng.

Mang gì khi du lịch Hà Giang ?

Bạn nên mang theo quần áo ấm khi lên đến khu vực vùng cao vì khi hậu thay đổi đột ngột và thời tiết càng về đêm càng lạnh.

Chuẩn bị sẵn một số thuốc tây chữa các bệnh thông thường như cảm cúm nhức đầu vì du khách có thể mắc phải khi chưa thích ứng được với bình độn cao và khí hậu lạnh.

Túi thuốc cá nhân ít nhất phải có dầu gió, thuốc đau bụng, thuốc trị nhức đầu, kem thoa da chống muỗi, thuốc trị côn trùng cắn, kem thoa da trị bỏng hoặc dị ứng... Tùy theo sức khỏe cá nhân, cần mang theo đường ăn kiêng hoặc thuốc đặc trị riêng.

Du lịch Hà Giang chắc chắn sẽ cần đi bộ nhiều, bạn phải chú ý chọn loại giày êm, nhẹ, tất cotton mềm. Mang theo loại kem thoa chân dùng vào buổi tối để làm mềm da, giúp thư giãn và phục hồi mỏi mệt cho chân.

Những vật dụng khác như bộ kim, chỉ với chiếc kéo nhỏ, kim khâu tay, chỉ, nút áo, kim băng, có thể sẽ trở nên rất hữu dụng trong các trường hợp bất ngờ.

Ngoài ra, nếu có dự định dã ngoại và qua đêm trong rừng thì phải chuẩn bị thêm các bộ lều dã ngoại, diều, nồi nấu đa năng... để thỏa mãn nhu cầu tận hưởng không khí thiên nhiên hoang dã, tự thưởng thức bữa ăn theo ý mình.

Chúc bạn có một chuyến phượt Hà Giang vui vẻ, an toàn !


Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Những cảnh chùa trong hang đẹp nhất thế giới

Sau khi ngắm những bức ảnh dưới đây, rất có thể bạn sẽ muốn bỏ tất cả để tới thăm một trong những ngôi chùa trong hang động tự nhiên này.

Sự biệt lập của các ngôi chùa này càng khiến cho du khách cảm thấy thanh thản và yên bình hơn khi tới đây. Một số ngôi chùa thu hút bởi chiều cao ấn tượng, một số khác lại nổi bật bởi kho tàng tâm linh ẩn sâu bên trong.

Hang Datdawtaung, Mandalay, Myanmar

Hang Datdawtaung nằm cạnh thị trấn nhỏ Kyauk Sel, gần thành phố Mandalay. Hang có nhiều pho tượng Phật và một ngôi chùa nhỏ.


Chùa hang Khao Luang, Phetburi, Thái Lan

Hang được biến thành chùa với rất nhiều tượng Phật, trong đó có một pho tượng nằm khổng lồ và nhiều di tích Phật giáo khác. Các vị sư luôn mỉn cười với khách du lịch. Bạn nên đến sáng sớm hoặc chiều muộn bởi lúc này chùa không đông khách.


Hang Pindaya, Pindaya, Myanmar

Các hang Pindaya nằm cạnh thị trấn Pindaya, vùng Shan. Đây là những điểm linh thiêng tôn giáo của người Myanamar và cũng là nơi thu hút khách du lịch. Có 3 hang, nằm theo hướng Bắc - Nam, nhưng chỉ có duy nhất hang nằm phía Nam là có thể khám phá.


Hang Phraya Nakhon, Vườn Quốc gia Khao Sam Roi Yot, Thái Lan

Một trong những điểm nổi tiếng nhất và được chụp ảnh nhiều nhất Thái Lan là hang Phraya Nakhon tại tỉnh Prachuap Khiri Khan (cách phía Nam Hua Hin khoảng 45 phút lái xe). Hang nằm trong Vườn Quốc gia Khao Sam Roi Yot. Từ trong hang, bạn có thể nhìn thấy phong cảnh núi đồi, rừng cây và biển.


Grottoes Vân Cương, Sơn Tây, Trung Quốc

Hang động Vân Cương có ngôi chùa Phật giáo cổ xưa gần thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây. Đây là những ví dụ điển hình tuyệt vời về kiến trúc đá cắt và là một trong ba điểm nổi tiếng về điêu khắc Phật giáo cổ đại của Trung Quốc.


Đền Tham Erawan, tỉnh Nong Bua Lamphu, Thái Lan

Nằm trên một sườn núi đá vôi, Tham Erawan là một hang động lớn với một tượng Phật ngồi khổng lồ. Từ đây, bạn có thể phóng tầm mắt bao quát khung cảnh xung quanh. Quang cảnh thực sự đẹp khi hoàng hôn xuống.


Hang Sadan, tỉnh Kayin, Myanmar


Hang Ellora, Maharashtra, Ấn Độ

Ellora là một điểm khảo cổ học, cách thành phố Aurangabad, tỉnh Maharashtra về phía Tây Bắc 29km. Ellora nổi tiếng về các hang động và là một trong những Di sản Thế giới.


Yathae Pyan Cave, tỉnh Kayin state, Myanmar


Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014

Trải nghiệm du lịch bụi miệt vườn Vĩnh Long

Ngồi trên chiếc xuồng nhỏ len lỏi vào vườn cây trái trĩu quả, hay ngắm cảnh buôn bán tấp nập của người dân trên sông, bạn sẽ được tận hưởng cuộc sống yên bình nơi miền quê sông nước Vĩnh Long. Không những thế du khách đến đây du lịch còn được ngắm nhìn vẻ đẹp hoành tráng và thơ mộng của cây cầu Mỹ Thuận hay những ngôi chùa cổ kính, thâm nghiêm.



Đến Vĩnh Long vào thời gian nào?

Bạn có thể đến Vĩnh Long bất kỳ thời điểm nào trong năm để hòa mình vào những phiên chợ nổi trên sông, đồ gốm sứ, những cánh đồng lúa bát ngát hay những con kênh nhỏ chằng chịt đan vào nhau tuy nhiên mùa hè vẫn là thú vị nhất vì có những vườn cây trái trĩu quả.

Đến Vĩnh Long bằng phương tiện gì?

Phần di chuyển này mình chỉ gợi ý từ điểm bắt đầu là Sài Gòn sau đó sẽ đi các tỉnh, các bạn ở nơi khác thì chịu khó tham khảo thêm.

Hầu hết việc di chuyển ở khu vực miền Tây đều di chuyển bằng ôtô. Các bạn có thể ra bến xe miền Tây địa chỉ 395 Kinh Dương Vương, phường An Lạc, quận Bình Tân TP.HCM để mua vé hoặc liên hệ các xe chuyên chạy tuyến Sài Gòn - Vĩnh Long như:

Xe Phương Trang 

Ở Sài Gòn đỉa chỉ 272 Đề Thám, quận 1 điện thoại (08) 38375570.

Ở Vĩnh Long: bến xe Vĩnh Long điện thoại (070) 387.9777, bến xe Bình Minh (bờ phà Cần Thơ) điện thoại (070) 374.2999.

Xe Mai Linh

Tổng đài đặt vé tại Sài Gòn: (08) 39 29 29 29. Đường dây nóng: 0985 29 29 29.

Ở Vĩnh Long: bến xe Vĩnh Long 1E Đinh Tiên Hoàng điện thoại (070)3878878.

Xe Phú Vĩnh Long

Chạy tuyến: Sài Gòn - Vĩnh Long. Xe 15 chỗ, xuất bến tại Sài Gòn từ 4h30 đến 19h30 mỗi giờ chạy một xe. Ngoài ra xe sẽ chạy đột xuất nếu đủ 15 ghế.

Ở Sài Gòn: 572 đường 3/2-P14-Q10 (ngã tư 3/2 Ngô Quyền), điện thoại (08)3866.0378 - 3866.0789 - 3868.6035 - 3868.6036. 

Ở Vĩnh Long: 09 Nguyễn Huệ-P8-Vĩnh Long, điện thoại (070) 383.4444 - 383.6666 - 3.888888.

Bằng phương tiện cá nhân

Vĩnh Long cách Sài Gòn Từ TP.HCM 137km, quãng đường khá thích hợp cho một chuyến phượt cuối tuần hay dịp lễ. Có nhiều hướng xuất phát từ Sài Gòn đi Vĩnh Long, song được nhiều phượt thủ lựa chọn nhất là từ vòng xoay Phú Lâm và cao tốc Trung Lương (đến ngã ba Trung Lương thì đi qua cầu Rạch Miễu đi Tiền Giang - Bến Tre; qua cầu Mỹ Thuận đi Tiền Giang - Vĩnh Long.

Ở đâu tại Vĩnh Long?

Có 3 phương án để qua đêm ở Vĩnh Long là cắm trại, ngủ nhờ nhà dân và thuê phòng. Mỗi phương án đều có ưu khuyết và tùy vào sở thích, số lượng người, độ tuổi… để quyết định.

Nếu thuê phòng các bạn tham khảo các khách sạn - nhà nghỉ ở Vĩnh Long dưới đây và nhớ gọi điện đặt trước để tránh tình trạng đến Vĩnh Long du lịch mà không có phòng để ở.


Khách sạn Cửu Long

Địa chỉ: 1 Đường 1 tháng 5, P.1, Tp. Vĩnh Long 

Điện thoại: 3823 656/ 3822 494 Fax: 3823 848 

Khách sạn Trường An

Địa chỉ: Quốc lộ 1A, xã Tân Ngãi, Tp. Vĩnh Long 

Điện thoại: 3823 161 / 3822 630 Fax: 3815 240

Khách sạn An Bình

Địa chỉ: 3 Hoàng Thái Hiếu, P.1, Tp. Vĩnh Long 

Điện thoại: 3823 190 Fax: 3822 231 

Khách sạn Thái Bình

Địa chỉ: 190 Lê Thái Tổ, Tp. Vĩnh Long 

Điện thoại: 3831 833 Fax: 3822 213

Nhà khách Thanh Bình

Địa chỉ: 54A Đinh Tiên Hoàng, Tp. Vĩnh Long 

Điện thoại: 3821 044 

Nhà nghỉ Bình Lư

Địa chỉ: 270 Phạm Hưng. Tp. Vĩnh Long 

Điện thoại: 3822 363

Khu vực trung tâm Vĩnh Long gồm các tuyến đường như 3/2, Trưng Nữ Vương, Lê Lợi, Nguyễn Thị Út, Hưng Đạo Vương,... các bạn nên căn cứ vào đó để thuê khách sạn tiện cho việc di chuyển.

Ăn gì ở Vĩnh Long?

Chuột đồng nướng Vĩnh Long

Thịt chuột đồng thơm phức trắng như thịt gà và mềm như thịt thỏ, vị của nó thật khó tả, ngọn đậm và thơm. Có lẽ món chuột gắp nướng hấp dẫn hơn cả vì giữ được vị ngọt thịt tươi và mùi thơm đặc trưng không hề lẫn lộn với bất kỳ loại thực phẩm nào.


Cách chế biến món chuột nướng cũng đơn giản và nhanh, nên có thể gọi nó là "fast food đồng quê" cho những người sành điệu "chuột đồng 7 món". Hằng năm, từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch là mùa chuột đồng kiếm được nguồn thức ăn dồi dào nhất nên con nào cũng ú tròn, lông mượt vàng - cũng là mùa dân ruộng săn chuột đồng. Chuột chọn nướng phải còn sống, mập (nhiều mỡ). Sau khi giết, người ta phủ rơm lên thui lông chuột (rơm vừa đủ thui trụi lông và phải là rơm khô, thịt mới giữ mùi); sau đó cời than ra và cắt đầu, lột da, bóc bỏ bộ lòng và rửa sạch (phải làm thật kỹ, nếu không thịt sẽ khai và hôi mùi chuột). Dùng tre hoặc trúc chẻ que làm gắp nướng. Dưới sức nóng của than củi, thớ thịt chuột sẽ tươm mỡ, cháy xèo xèo. Bạn không cần ướp gia vị nhưng mùi thơm của nó có thể lan xa... khắp xóm.

Muốn ăn chuột nướng, bạn nhất thiết phải có rau răm (nó khử mùi tanh, làm đậm mùi thơm của thịt). Bạn có thể thêm chuối chát, khế và các loại rau mùi khác. Tuy nhiên, không thể thiếu xoài sống cắt lát để ăn kèm với thịt. Bằm nhuyễn một ít xoài cho vào nước mắm trong loại ngon, thêm một chút ớt cay để làm nước chấm.

Mùa khô ở miền Tây oi nồng, nhưng sau cuộc đi săn, vào núp dưới bóng râm, dân ruộng thường khoái thưởng thức ngay món chuột nướng. Củi rơm sẵn, rau, trái sẵn trong bờ ruộng, mương vườn, món "fast food đồng quê" sẽ làm họ quên nhanh cảm giác nhọc nhằn. Với dân biết nhậu thì không thể thiếu một chút men cay khi bày ra món này.

Cá lăng nấu ngót

Cá lăng nấu ngót cũng là món ngon, bình dân và rất dễ làm. Mua cá lăng nghệ, một con chừng 500g thật tươi về rửa sạch, cắt ra làm ba khúc (đầu, bụng, đuôi) để ráo và sau đó ướp vào một muỗng cà phê muối, một ít tiêu để khoảng 20 phút cho cá thấm. Cần tây, hành lá rửa sạch, cắt khúc, cà chua thái miếng nhỏ.


Bắc nồi lên bếp cho nóng, đổ dầu vào và khử hành củ cho thơm. Đổ nước lạnh vào nồi, tùy theo lượng khách mà bạn cho nước. Sau đó đun thật sôi. Nước sôi bỏ cá vào và nêm nếm gia vị, gồm nước mắm, muối, bột ngọt. Cá chín và sôi lại lần nữa cho cà chua, cần tây vào nhắc xuống. Bỏ hành lá và khi ăn vắt chanh cho đủ gia vị. Vị chua của chanh, vị ngọt của cá và với các loại gia vị nêm nếm khác sẽ đem lại cho khách một món ăn ngon miệng, ngạt ngào hương vị đồng quê. 

Có thể ăn kèm với dưa leo, rau sống hoặc ngó sen, dưa bồn bồn, bông súng bóp dấm để chấm. Món này ăn nóng với cơm hoặc bún rất ngon. Cá lăng nghệ hiện nay có bán ở các chợ miền Tây giá khoảng 50.000đ/kg. 

Ốc lác hấp lá gừng

Ốc lác hấp lá gừng non là một món ngon dân dã, dễ làm, dễ tìm nguyên liệu. Tìm mua hoặc chịu khó mò vớt trong mương vườn, nhặt trên ruộng chừng một ký lô ốc lác loại bằng đầu ngón chân cái. Ngâm nước vo gạo vài tiếng đồng hồ hoặc trong nước sạch chừng 24 giờ cho ốc nhả cặn. Rửa sạch ốc, cho vào nồi luộc chín với ít lá sả, bưởi, ổi cho thơm.


Vớt ốc ra rổ, lau khô mình ốc. Phần thịt ốc thái hạt lựu nhỏ để riêng. Thịt nạc vai băm nhuyễn. Nấm rơm ngâm nở thái nhỏ. Gừng một phần thái chỉ ngâm nước, còn lại giã nhỏ. Lá gừng rửa sạch để ráo. Trộn thịt ốc với một chút nước gừng, hạt tiêu, bột ngọt, ớt băm nhỏ, nấm hương, nạc vai, bún tàu. Nhồi nhân cho dẻo, để ngấm chừng 10 phút. 

Đặt lá gừng ngang miệng ốc, nhồi nhân vào cho đầy ngang miệng ốc, thoa mặt nhân cho mịn, xếp ốc vào lồng hấp. Đem hấp cách thuỷ khoảng 15 phút. Khi ốc nhồi chín, lấy ra bày vào đĩa, rắc gừng thái chỉ, ớt tỉa hoa trang trí. Nắm hai đầu lá gừng kéo thịt nhồi ra, ăn nóng chấm nhồi ốc với nước mắm chua cay. Món này có mùi thơm đặc trưng của ốc với lá gừng non, vị lạ mà ngon, rất hấp dẫn. 

Cá Lóc nướng trui Vĩnh Long

Nướng trui không bao giờ để cá lên vĩ bên dưới hừng hực than hồng như nướng những thức ăn khác mà phải nướng lửa. Ngọn lửa rơm, nếu làm khác đi, miếng cá sẽ mất thơm, không còn hương vị cá nướng trui.

Chẻ một que tre tươi, chuốt nhọn một đầu xiên suốt từ miệng đến đuôi cá, cắm đứng thẳng xuống đất, phủ rơm khô trùm lên cá châm lửa đốt. Cái khéo và tay nghề người nướng cá ở chỗ dù nướng bao nhiêu con, tất cả đều chín một lượt, vẫy cá cháy đều đặn, mùi thơm quyến rũ bốc lên sau khi ngọn lửa vừa tàn chừng ấy người ta nhổ dần từng con cá cháy đem đặt vào dĩa, một tay giữ đầu cá, tay kia cằm đủa xẻ dọc lưng cá từ đầu xuống tận đuôi, tách đôi, trải ra, thịt cá trắng bóng, thơm lừng, nguyên bộ lòng cá được kéo ra, cho ngay vào tô nước mắm tỏi ớt dằm me chín, bên trong rổ rau tươi nhiều chủng loại, trước khi xẻ cá, dùng đôi đủa gạt nhẹ khắp mình con cá, những vẩy cháy rơi đi, còn lại làn da vàng lấm tấm đen và mùi thơm "không chịu nổi".


Việc nướng cá nghe thì tưởng dễ nhưng nếu không phải là tay thành thạo thì nướng sẽ không được ngon. Cái giỏi của người có tay nghề là rơm phủ chỉ có một lần. Rơm cháy vừa hết thì cá cũng vừa chín đến nơi. Qúa chín thì cá hết ngọt, chưa chín tới cá nhão có mùi tanh, chất nhiều rơm cá khét, rơm thiếu cá sống khúc đầu, đốt thêm lửa, khúc giữa và khúc đuôi khô nước mất ngon.

Cá lóc nướng trui thường ăn kèm với bún, bánh tráng nhúng nước, rau thơm, các loại để lên bánh tráng, gắp miếng cá đặt giữa lớp rau xanh cuốn lại thành cuộn tròn chấm nước mắm. Nước mắm thường thì là nước mắm tỏi ớt, chanh đường, giấm hoặc nước mắm dầm me.

Rau, trước nhất không thể thiếu rau dấp cá kế đến húng cây, húng lũi, dưa leo, khế chua, chuối chát xắt lát mỏng, đặc biệt các loại đọt non như đọt điều, đọt xoài, đọt cóc kèn .... Miếng cá vừa thơm vừa ngọt, ăn cho đến da cá thì còn phải tốn thêm vài xị rượu đế làng quê, miếng da vừa giòn vừa thơm nếu bỏ đi là người chưa biết thưởng thức "cá lóc nướng trui".

Ngoài ra còn có các món như bánh xèo gần ngã ba Chiều Tím. Cơm Trưa thì ở Quán Tân Tân , nằm trên đường Trưng Vương (gần bờ sông, bên hông bệnh viện cũ), đặc biệt món cá Trèn chiên giòn. Khu du lịch vườn bên Cồn, ăn cá tai tượng chiên xù tuyệt cú mèo. Nhà hàng Thiên Tân (Đùơng Phạm Thái Bường gần đài Truyền hình Vĩnh Long) với các món đậu hủ sữa, bông bí chiên, veo giả cầy, chuột quay lu, lẩu nấm...

Tham quan gì ở Vĩnh Long?

Cầu Mỹ Thuận


Vị trí: Cầu bắc qua sông Tiền, nối hai tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang. Cầu được khởi dựng ngày 06/7/1997, khánh thành ngà y 21/5/2000. Tổng chiều dài của cầu là 1.535 m, hai cầu dẫn mỗi bên 11 nhịp, mỗi nhịp 40 m. Chiều dài phần cầu chính là 650 m, chia thành 3 nhịp, hai nhịp bên mỗi nhịp dài 150 m, nhịp giữa dài 350 m. Độ cao thông thuyền là 37,5 m. Mặt cầu rộng 23,6 m chia thành 4 làn xe cơ giới ở giữa và hai làn cho người đi bộ và xe thô sơ hai bên. Cầu Mỹ Thuận là công trình hợp tác giữa các chuyên gia, kỹ sư và công nhân của hai nước Australia và Việt Nam, một công trình giao thông có kiểu dáng kiến trúc duyên dáng trên quốc lộ 1A, thu hút khách du lịch mọi miền.

Văn Thánh Miếu

Di tích tọa lạc tại đường Trần Phú, phường 4, thị xã Vĩnh Long. Văn Thánh miếu Vĩnh Long là một công trình văn hóa mang ý nghĩa đề cao Nho giáo, là thiết chế văn hóa chính thống của nhà nước phong kiến. Trong Nam Kỳ lục tỉnh, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được nhà Nguyễn xây dựng sau cùng và còn tồn tại đến hôm nay.

Công trình Văn Thánh miếu khởi công vào ngày 10 tháng 10 năm Giáp Tý 1864 (đời Tự Đức thứ XVII), hoàn thành cuối năm Bính Dần 1866. Cổng tam quan với ba tầng mái ngói dẫn vào bên trong di tích là con đường có hai hàng sao thẳng tắp. Trên con đường này trước gian chánh điện có bia đá tạc bài văn của cụ Phan Thanh Giản trước tác.


Công trình Văn Thánh Miếu Vĩnh Long gồm có Văn Miếu và Văn Xương Các. Bên trong Văn Miếu thờ Đức Khổng Tử, Tứ Phối, Thập Nhị Triết (những người học trò xuất sắc của Khổng Tử). Tả Vu, Hữu Vu thờ Thất Thập Nhị Hiền.

Trong khuôn viên di tích còn có một công trình văn hóa đặc sắc làm nên diện mạo riêng của Văn Thánh miếu Vĩnh Long đó là Văn Xương Các. Văn Xương Các xây dựng bằng danh mộc, gồm hai tầng. Tầng trên thờ Văn Xương Đế Quân, gồm ba vị: Cửu Thiên Khai Hóa Văn Xương Tử Đồng Đế Quân, Cửu Thiên Tuyên Hóa Văn Xương Khôi Khoa Tinh Quân và Cửu Thiên Dương Hóa Văn Xương Kim Giáp Tinh Quân. Tầng dưới đặt khánh thờ Gia Định Xử Sĩ Sùng Đức Võ Trường Toản, Khâm Sai Đại Thần - Kinh Lược Sứ Phan Thanh Giản, cùng các vị đại thần của nhà Nguyễn. Bên cạnh các vị đại thần về sau nhân dân còn đưa vào thờ những người có công lớn trong việc bảo vệ, trùng tu Văn Thánh miếu như: ông Trương Ngọc Lang, ông Tống Hữu Định…

Hàng năm di tích có các lễ cúng Xuân Đinh, Thu Đinh. Lễ vía cụ Phan vào mùng 4,5 tháng 7 âm lịch và lễ cúng các quan đại thần và giỗ âm binh vào ngày 12,13 tháng 10 âm lịch.

Di tích lịch sử - văn hóa Văn Thánh Miếu Vĩnh Long được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận là di tích cấp quốc gia ngày 25.3.1991.

Chùa Tiên Châu

Vị trí: Chùa nằm trên cù lao An Bình thuộc xã An Bình, huyện Long Hồ, đối diện với thị xã Vĩnh Long, bên kia bờ sông Cổ Chiên.

Đặc điểm: Chùa Tiên Châu được xây dựng trên một khu đất rộng, thoáng mát. Chùa còn có tên là chùa Di - Đà hay Tô Châu.


Theo truyền thuyết, chùa Tiên Châu được xây dựng vào khoảng năm 1750. Năm ấy, hòa thượng Giác Nguyên (đệ tử thiền sư Liễu Quán, quê ở Thừa Thiên) đến đây thấy khung cảnh u nhã, đã dựng một am nhỏ bằng tre, vách lá thờ Phật Di Đà, giáo chủ cõi Tây phương cực lạc, gọi là Tiên Châu Di Đà tự, thường gọi là am Bãi Tiên. Với am Bãi Tiên, hòa thượng Giác Nguyên thường tổ chức các sinh hoạt Phật sự, thu hút khá đông tín đồ.

Chùa được xây dựng theo hình chữ tam, 3 gian nối liền nhau, gồm có chánh điện, hậu tổ, hậu liêu. Chùa có tất cả 96 cột gỗ tròn, các kèo, xuyên, trính đều được chạm trổ khéo léo qua bàn tay tinh xảo của các nghệ nhân địa phương, nhất là những người thợ tài hoa từ kinh đô Huế vào. Toàn bộ gỗ xây dựng đều là danh mộc được thả bè từ Nam Vang (Phnom Penh, Campuchia) về đây.

Trong khuôn viên, phía trước chùa có tượng Phật Bà Quan Âm đứng uy nghi trên đài sen, tay cầm bình nước cam lồ tưới nhuần ơn phước cho chúng sinh. Bên trái chùa là tượng Phật Thích Ca tĩnh tọa dưới sự che chở của chín con rồng, đằng sau là cội bồ đề râm mát. Bên phải chùa là tượng Phật Di Lặc với nụ cười viên mãn cho một thời kỳ mai sau con người sống hết sức an lạc...

Sau hàng trăm năm hình thành và phát triển, chùa Tiên Châu được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia theo quyết định số 3211/QĐ, ngày 12-12-1994.

Cù Lao An Bình và Bình Hòa Phước

Vị trí: Cù Lao An Bình và Bình Hòa Phước nổi giữa sông Tiền, đối diện với thị xã Vĩnh Long, Cù Lao gồm bốn xã: An Bình, Bình Hoà Phước, Hoà Ninh và Ðồng Phú, thuộc huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

Đặc điểm: Cù lao rộng khoảng 60km2, đất đai màu mỡ và trù phú, nước ngọt quanh năm, dân cư trồng nhiều cây ăn trái như: chôm chôm, xoài, nhãn, sầu riêng, sapôchê...


Các điểm du lịch trên cù lao này là: 

Vườn cảnh Bonsai của ông Sáu Giáo tại ấp Bình Thuận xã Hoà Ninh với hàng trăm loài cây cảnh: mai vàng, mai chiếu thuỷ, lài... xung quanh nhà là vườn nhãn và ao nuôi cá tai tượng, loại cá thịt ngon.

Nhà sàn ông Mười Ðầy - nhà sàn cất bằng gỗ trên rạch Ninh Hoà, phía sau nhà là vườn nhãn, bưởi, sapôchê.

Ngôi nhà xưa ông Hai Hoàng được xây cất theo kiến trúc Pháp có sân rộng và phía sau là vườn chôm chôm và nhãn. Ðây là nơi ăn trưa và nghỉ đêm của du khách.

Các vườn trái cây đặc sản khác là vườn chôm chôm ông Chín Hoán, vườn chôm chôm ông Chín Cần, vườn nhãn tiêu ông Tám Hổ, và vô số các vườn trái cây khác.

Vườn bưởi trên cù lao Mỹ Hoà huyện Bình Minh, cách Vĩnh Long 30km, chuyên trồng bưởi năm roi, loại bưởi ngon nổi tiếng của vùng đồng bằng sông Cửu Long. 

Mua quà gì ở Vĩnh Long?

Bạn đang băn khoăn không biết mua gì làm quà khi đi du lịch Vĩnh Long cho người thân, bạn bè. Dưới đây là một số đặc sản làm quà khi du lịch Vĩnh Long mà bạn nên mua.

Bưởi năm roi



Đây là đặc sản rất ngon có vị ngọt và chua nhưng lại chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe và hệ miễn dịch của bạn. Quả bưởi này có nhiều ở xã Mỹ Hòa huyện Bình Minh - Vĩnh Long.

Thanh trà

Ở Vĩnh Long, thanh trà được trồng rất nhiều, tập trung từ ấp Đông Hưng cho tới 2 ấp Đông Hòa và Mỹ Hòa (xã Đông Thành, huyện Bình Minh). Đến đây trong mùa trái thu hoạch, sẽ rất thú vị khi nhìn thấy ẩn hiện hàng bao nhiêu những trái thanh trà vàng ươm xinh xắn trong màu xanh thẫm của những chòm lá dày.


Thanh trà có hai loại là trái chua và trái ngọt. Trái chua vỏ cứng, ăn giòn. Trái ngọt vỏ mềm. Trước khi thưởng thức thanh trà, người ta phải nắn hoặc xoa đều tay cho trái mềm để dễ lột bỏ vỏ. Trái chua thì chấm muối ớt. Nếu dằm đường và nước đá đập thì chỉ cần bóc bỏ vỏ là đã có loại nước giải khát tuyệt hảo chua chua ngọt ngọt trong những ngày hè oi bức.

Cam xoàn

Trà Ôn còn có một đặc sản rất nổi tiếng ấy là cam xoàn. Cam xoàn cùng một họ với cam mật, dễ trồng. Cây sinh trưởng và phát triển mạnh, thích nghi với vùng đất cao ráo thoát nước tốt. Cam xoàn ruột vàng, vị ngọt thanh hơn quít, trái to, cây từ 3 năm tuổi trở lên có trái quanh năm.


Đặc điểm của cam xoàn là trái càng nhỏ thì vị càng ngọt thanh, có mùi thơm nhẹ, múi dẽ so với các loại cam sành, cam mật. Khách có thể mua cam xoàn cùng với những đặc sản nổi tiếng khác như cam sành, bưởi năm roi, măng cụt, chôm chôm, xoài cát... với giá cả phải chăng tại chợ Trà Ôn hoặc các sạp trái cây nhỏ dọc đường. Tuy nhiên, để chọn đúng loại cam này, bạn cần nhớ đặc điểm của quả cam là dưới đít trái cam xoàn chánh gốc luôn có dấu tròn như đồng xu, hơi lõm.

Những lưu ý khi đến Vĩnh Long

Bất kỳ trang phục nào bạn thích. Nhưng nếu tính đến việc di chuyển nhiều, nên mang quần áo gọn gàng, giày, dép bệt.

Mang dụng cụ chống nắng nếu đến vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.

Mang theo kem chống muỗi và thuốc trị côn trùng.

Mang lều, áo khoác, nồi nếu có ý định cắm trại.

Với những gợi ý trên đây mong các bạn có được một tour gia re đi Vĩnh Long vui vẻ!