Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Du lịch phượt Campuchia từ A - Z, siêu tiết kiệm

Campuchia - đất nước chùa tháp luôn là điểm đến hấp dẫn du khách, thu hút không chỉ bởi vẻ đẹp tráng lệ, uy nghiêm, cổ kính mà còn rất nhiều điểm hấp dẫn khác như là về văn hóa, phong tục tập quán, món ăn và các điểm du lịch mới. Du lịch phượt, bụi đến vương quốc chùa tháp này chắc không lạ với bất cứ ai có nhu cầu khám phá vùng đất mới, con người mới và nền văn hóa mới. Bạn đã chuẩn bị gì cho chuyến đi của mình chưa? Vì là một nước nghèo khó hơn Việt Nam Để giúp các bạn trang bị một hành trang cho chuyến hành trình, tuy không có gì lớn lao nhưng mình hi vọng nó sẽ giúp ích một phần nào đó cho bạn.


Kinh nghiệm du lịch bụi, phượt Campuchia


Thời gian thích hợp để du lịch Campuchia


Thời tiết và khí hậu ở Campuchia khá giống với Việt Nam nên bạn có thể đến du lich Campuchia vào bất kì tháng nào trong năm. Tuy nhiên, ở Campuchia khí hậu sẽ có đôi phần nóng bức hơn, vì thế nên tránh những mùa ở Việt Nam nắng quá gay gắt.

Campuchia có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình khoảng 26,7 độ C. Campuchia có các mùa mưa nhiệt đới: gió tây nam từ Vịnh Thái Lan/Ấn Độ Dương đi vào đất liền theo hướng đông bắc mang theo hơi ẩm tạo thành những cơn mưa từ tháng 5 đến tháng 10, trong đó lượng mưa lớn nhất vào khoảng tháng 9, tháng 10; gió đông bắc thổi theo hướng tây nam về phía biển trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, với thời kỳ ít mưa nhất là tháng 1, tháng 2.

Là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á nên thời điểm thích hợp đi du lich Campuchia là từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, thời tiết ôn hòa, không quá nóng và ít mưa. Vào tháng 4 hàng năm, là ngày Tết của dân Khmer nên mùa này có rất nhiều lễ hội. Vào giữa tháng 11 hằng năm có lễ hội rước nước, đua thuyền rất

Lưu ý: 


Để không bị lạc lõng trong một nền văn hóa mới, con người mới, bạn nên mua và tham khảo cuốn Lonely Planet về Campuchia (có bán ở khu Phạm Ngũ Lão, Q.1, giá: 25 – 30USD, nhớ mua phiên bản mới nhất). Quyển hướng dẫn này sẽ giới thiệu cho bạn đầy đủ điều cần biết cho một chuyến đi Campuchia như: thông tin nhà nghỉ, quán ăn, các điểm tham quan, giá vé từng địa điểm…. Rất tiện ích, nhớ trang bị nha!!

Đến Campuchia bằng phương tiện gì?


Hiện có rất nhiều hãng xe khai thác tuyến đường Sài gòn – Campuchia. Các hãng xe như: Mai Linh, Sapaco, Mekong Express hay một số hãng xe Campuchia (trên đường Phạm Ngũ Lão) đều có bán vé đi Siem Reap hay Phnom Penh.

Bạn nên:


Nếu có ý định tham quan Phnom Penh và Siem Reap, để tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại, bạn nên đặt vé làm hai lần: Sài Gòn – Siem Reap (giá 14 USD), Siem Reap – Phnom Penh (giá 7USD). Bạn có thể đi theo hành trình này trong 3 ngày 2 đêm nhưng sẽ khá mệt, thời gian du lịch chủ yếu của bạn là ở… trên xe ô tô. Vì thế, iVIVU khuyên bạn nên dành ít nhất 4 ngày 3 đêm cho lộ trình này để chuyến đi ngắm cảnh thư thả và thoải mái hơn.

Hoặc để thay đổi không khí, bạn có thể đi bằng tàu thủy từ Phnom Penh đến Siem Reap. Thời gian di chuyển khoảng 5 tiếng, giá vé 22–25 USD.

Di chuyển bằng gì khi tham quan Campuchia?


Du lịch phượt mà không thử các phương tiện di chuyển đặc trưng của mỗi quốc gia thì "chất lượng" chuyến du lịch của bạn đã bị giảm đi một nửa rồi. Hãy tận hưởng những giây phút thoải mái nhất khi vi vu trên những con xe độc đáo tung hoành ngang dọc đất nước chùa tháp- Campuchia. 
Khi tới thủ đô Phnom Penh hoặc tỉnh Siem Riep, có thể đi lại bằng xe taxi, hoặc tuk tuk – một loại phương tiện rất phổ biến ở Campuchia, gần giống xe lam của Việt Nam, để tiết kiệm chi phí. Đặc biệt giá xe tuk tuk ở đây đã được niêm yết nên bạn hầu như không cần lo lắng về việc mình sẽ bị bắt chẹt. Nếu có đủ sức khỏe và muốn trải nghiệm cảm giác lãng mạn như thuở còn đi học, cũng có thể thuê xe đạp để khám phá thủ đô Phnom Penh cũng như quần thể đền Angkor. Giá thuê chỉ tầm 1 – 2 đô la/ngày (tương đương 20.000 – 40.000 VND).

Tuk-tuk 


Tuk-tuk là một loại xe gắn máy có buồng chứa phía sau dành cho hành khách, còn được gọi là xe móoc. So với các phương tiện giao thông khác, Tuk-tuk là phương tiện đi lại tiết kiệm nhất và phổ biến nhất dành cho du khách khi đến Phnompenh. Các tài xế tuk-tuk tại Phnompenh rất thân thiện, họ có thể nói tiếng Anh, tiếng Campuchia thậm chí một số còn có thể nói tiếng Việt. Dù vậy, bạn vẫm nên hỏi giá trước khi thuê.



Bãn nên tham khảo giá trước nhé! Mình có vài giá tham khảo:

Bắt xe tuk-tuk từ sân bay vào trung tâm Phnompenh giá khoảng 6usd

Thuê xe tuk-tuk đi city tour vòng quanh Phnompenh giá khoảng 15usd

Chú ý: 

Một số bác Tuktuk người Việt bên PP các bạn có thể alo hẹn trước và ra giá thỏa thuận thời gian và cũng như tất cả các nơi các bạn đi. Tất cả các số này đều là mạng bên Cam nhé. gọi từ Vn thì thêm đầu số +855 vào nhé.

- chú Hưng 012533387
- chú Kiệt 0976603406
- chú Thông 0973445212
- anh Nghĩa 0977205226

Xe lôi, xe lam:


Xe lôi hay xe lam là một phương tiện giao thông phổ thông tại Phnompenh. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những chiếc xe lam tại hầu hết các góc đường tại Phnompenh. Tuy nhiên, xe lôi, xe lam phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân địa phương hơn là du khách. Nếu muốn đi, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi quyết định có sử dụng phương tiện giao thông này hay không.

Xe bus


Hiện tại Phnompenh chưa có xe bus công cộng phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và du khách.

Taxi


Taxi không phải là phương tiện giao thông phổ biến tại Phnompenh, tập trung nhiều tại khu vực Sisowath Quay. Taxi có 2 loại: Loại có bộ đếm meters, đồng hồ báo giá và loại taxi không có bộ đếm meters (hầu hết taxi tại Phnompenh đều không có bộ đếm)

Điều cần biết khi đi taxi


Nếu bạn sử dụng taxi không có bộ đếm meters, nhất thiết bạn phải thỏa thuận giá cả thật kỹ rồi hãng lên xe. Nếu muốn bạn có thể nhờ tiếp tân khách sạn giúp đỡ.

Giá tham khảo:

Bắt xe Taxi từ sân bay vào trung tâm Phnompenh giá khoảng 8-10usd

Đi lại trong nội ô Phnompenh khoảng 4-5usd

Thuê xe taxi đi một ngày khoảng 30-35usd

Giá có thể thay đổi tùy thuộc vào giá..xăng.

Xe ôm


Cũng là một trong những phương tiện đi lại phố biến dành cho khách du lịch tại Phnompenh. Nếu bạn đi một mình thì xe ôm là phương tiện kinh tế hơn cả. Khi đi xe ôm bên cạnh việc thỏa thuận giá trước khi lên xe, bạn nên yêu cầu tài xế đưa cho bạn mũ bảo hiểm. Tại Phnompenh, một xe máy có thể chở hơn một người.

Giá tham khảo:

Xe ôm đi từ sân bay vào trung tâm Phnompenh tốn khoảng 5usd. Càng về đêm, chi phí càng tăng.

Xe máy (thuê)


Tình hình giao thông tại Phnompenh rất phức tạp, nếu bạn đã quen với sự đông đúc, phức tạp của giao thông tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh thì việc đi lại tại Phnompenh bằng xe gắn máy cũng không khó khăn nhiều.

Để có thể lái xe gắn máy tại Phnompenh nói riêng và Campuchia nói chung, bạn cần phải có bằng lái xe được chấp nhận tại Campuchia. Giá thuê xe khoảng 9usd/ngày

Đi bộ (walking tour)


Đây là hình thức đi lại dễ dàng nhất, rẻ nhất (không tốn phí), thú vị nhất và ... mệt nhất. Trong một buổi sáng bạn có thể khám phá, thăm quan các điểm du lịch nổi tiếng tại Phnompenh thông qua một chuyến walking tour: Bia tưởng niệm quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia, Hoàng cung Campuchia – Chùa Bạc, bảo tàng quốc gia Campuchia, Wat Phnom,...

Dù sử dụng bất kì phương tiện nào khi lưu thông ở Camphuchia, các bạn phải hết sức cẩn thận và hãy trang bị cho minh kiến thức thật tốt về kiến thước xe cộ và giao thông. Hãy bảo vệ và yêu thương chính mình nhé!!

MỘT VÀI ĐIỀU CẦN BIẾT



Tiền tệ


Đồng tiền chính thức của Campuchia là tiền Riel, viết tắt là KHR. Hiện nay 1000 VND = 195,15 KHR; 1 USD = 1,127 KHR. Đi Campuchia bạn dùng USD là tiện nhất. Nếu bạn đi Campuchia bằng đường bộ, nên đổi tiền ngay tại cửa khẩu vì khi về nếu không xài hết có thể đổi lại. Người đổi tiền chủ động lên xe khách để đổi cho bạn.

Bạn không nên nhất thiết phải đổi từ USD sang tiền Riel vì có thể mua bất cứ đồ dùng gì bằng tiền USD. Tránh đổi từ USD sang Ria nhé, vì sẽ bị lỗ khá nhiều đấy. 
Bạn nên mang theo tiền USD mệnh giá nhỏ để tiêu dùng.thủ sẵn nhiều đô lẻ (nhất là tờ 1 đô) để chi tiêu cho tiện. Bên cạnh đó bạn có thể đổi sang tiền Capuchia hay dùng ngay VND của Việt Nam (nhưng tiêu tiền VND bị tính thiệt thòi lắm). 

Bạn có thể rút tiền mặt USD bằng thẻ tín dụng (VISA, MASTER) tại các máy ATM của ngân hàng ANZ Royal Bank ở Campuchia. Phí rút tiền khoảng 3%-4%.

Mạng di động ở Campuchia


Có thể gọi về Việt Nam như sau: gọi từ khách sạn, mua thẻ điện thoại công cộng, hay dùng số fone sẵn có để gọi chuyển vùng quốc tế (Roaming). Cách nữa là mua SIM nội địa ở Campuchia là Metphone để sử dụng điện thọai di động: giá 1 sim khoảng 80.000VND, gọi được khoảng 40 phút. Gọi về Việt Nam có mã số tiết kiệm là 168849xxxxxxx

Những lưu ý khác


- Bạn nên mặc cả giá trước khi mua hàng tại bất cứ đâu và kiểm tra kỹ hàng hoá trước khi lấy để tránh bị hàng giả.

- Nếu tự đi một mình, bạn nên tìm một người làm hướng dẫn viên khi đi thăm những khu vực đền chùa có giá trị lịch sử để hiểu về chúng. Tuân theo theo sự hướng dẫn của họ khi vào các khu vực có tính thiêng liêng với người campuchia.

- Vì điều kiện khí hậu và thời tiết ban ngày rất nóng (có thể lên đến 40độC ngoài trời), ban nên chuẩn bị quần áo thoáng mát, di giầy dép tiện lợi cho việc leo trèo, uống nước nhiều, luôn mang theo mũ, nón và không trèo lên những mặt đá qúa nóng.

- Trong suốt chuyến đi, để đảm bảo an toàn, bạn nên để lại trong két tại phòng hoặc gửi lễ tân khách sạn vé máy bay, hộ chiếu, đồ dùng có giá trị, tiền bạc; lưu số điện thoại khẩn phía trên đề phòng khi cần.

- Vì khu vực đền Angkor luôn có rất đông khách đến thăm, trong trường hợp bị lạc đoàn, hãy đến gặp cảnh sát du lịch (luôn có mặt tại các khu đền) và yêu cầu đưa bạn đến nơi cần đến.

- Trong khu vực đền Angkor, hầu hết đều không bắt được sóng di động, bạn chú ý để nếu cần liên lạc gấp với ai thi phải rời ra ngoài khu vực Angkor.

- Tip: bạn nên có một chút tiền thưởng cho mọi dịch vụ đã làm quý khách hài lòng nhưng điều này không bắt buộc.

Vật dụng cần thiết cho chuyến đi


Giày dép bệt vì sẽ đi khá nhiều. 

- Áo khoác, nón, dù, kem chống nắng. 

- Các vật dụng, đồ vệ sinh cá nhân. 

- Các loại thuốc cơ bản, nhất là thuốc đau bụng.

Ăn gì khi ở Campuchia?


Ẩm thực thể hiện cho văn hóa đặc trưng của mỗi đất nước, vùng đất bạn đến; thêm việc mua sắm những đồ vật để làm kỷ niệm cũng là một điều quan trọng giúp cho mỗi chuyến đi của bạn thú vị và trọn vẹn hơn. Đất nước chùa tháp có đủ rừng, biển, núi sông nên chẳng có gì ngạc nhiên khi ẩm thực Campuchia lại khá phong phú. Trên hành trình du lịch, bạn đừng quên tranh thủ thưởng thức những món ăn nổi tiếng của đất nước này.

Nhắc đến ẩm thực Vùng Đông Nam Á thì chắc chắn Thái Lan và Việt Nam sẽ là hai cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Còn về ẩm thực Campuchia thì thường không được du khách chú ý đến, nhưng nếu đã một lần được nếm thử, ắt hẳn bạn sẽ bị ấn tượng bởi những hương vị độc đáo của xứ sở này. Sau đây là danh sách 10 món ăn mà du khách nên thử khi đến thăm Campuchia.

Bai sach chrouk


Bai sach chrouk là món ăn luôn có mặt ở các góc phố trên khắp Campuchia vào những buổi sáng sớm. Đây là một món ăn đơn giản và rất phổ biến ở Campuchia. 



Bai sach chrouk bao gồm cơm trắng ăn cùng thịt heo xắt lát mỏng, được ướp trong nước cốt dừa hoặc tỏi và nướng trên than hồng, để thịt thấm từ từ và có một vị ngọt thơm tự nhiên. Kèm theo đó là bát nước canh được nấu từ gà, một chén nhỏ dưa chuột tươi và củ cải đỏ ngâm gừng.

Cá amok


Amok là một món mang đầy đủ những hương vị riêng của Campuchia, tương tự như món chưng của Việt Nam. Amok được chế biến từ đường thốt nốt, nước dừa, mắm prohok và thường được gói trong lá chuối, các món amok đặc trưng thường là gà amok, cá amok… 



Món cá amok thường được chế biến từ cá lóc hoặc cá trê. Mắm bò hóc, đường và trứng sẽ được đánh thành một hỗn hợp, đem nấu cho sệt, sau đó bọc cá phi-lê nguyên miếng bằng hỗn hợp này, thêm vài chiếc lá slok Ngor, một loại thảo mộc địa phương rồi gói lại bằng lá chuối và đem hấp.

Cà ri đỏ Khmer


Ít cay hơn các món cà ri của nước láng giềng là Thái Lan, cà ri đỏ thường được chế biến từ thịt bò, thịt gà hay cá, cà tím, đậu xanh, khoai tây, nước cốt dừa tươi, sả và rất ít ớt, vì thế sẽ dễ ăn hơn nhiều so với cà ri Thái.


 Cà ri đỏ thường được ăn kèm với bánh mì - bị ảnh hưởng từ thời Pháp. Món ăn này thường dùng để phục vụ tại các dịp đặc biệt ở Campuchia như đám cưới, họp mặt gia đình và các ngày lễ tôn giáo như Pchum Ben, hoặc ngày tổ tiên - là dịp người dân Campuchia làm những món ăn để dâng lên các nhà sư thay mặt những người đã khuất.

Lap Khmer


Lap là tên gọi của món gỏi bò Khmer, bao gồm thịt bò xắt lát mỏng hoặc thịt bò tái ướp với nước cốt chanh, trộn cùng với sả, hành khô, tỏi, nước mắm và các loại rau thơm, tất nhiên sẽ kèm thật nhiều ớt tươi. 


Đây là món ăn rất được yêu thích ở Campuchia và là món nhắm bắt miệng của đàn ông Campuchia.

Nom banh chok


Nom banh chok là một món ăn vô cùng phổ biến ở Campuchia, đến nỗi trong tiếng Anh nó được gọi đơn giản là Khmer Noodle (mì Khmer).


Nom banh chok bao gồm mì gạo chan với nước dùng được làm từ các loại gia vị truyền thống, ăn kèm lá bạc hà tươi, giá, hoa chuối, dưa chuột và các loại rau xanh khác.
Là một món ăn sáng điển hình, du khách sẽ bắt gặp món ăn này được bán trên các gánh hàng ven đường của những người phụ nữ. 

Kdăm Chaa (cua chiên)


Cua chiên là một món ăn đặc sản tại các thị trấn ven biển ở Campuchia. Một loại gia vị đặc trưng không thể thiếu của món ăn này chính là tiêu Kampot.

Tiêu Kampot là loại gia vị nổi tiếng trong giới sành ăn trên toàn thế giới, mặc dù du khách có thể tìm thấy loại tiêu này ở dạng khô có sẵn nhưng chỉ có thể thưởng thức hương vị độc đáo của những hạt tiêu xanh non này ở Campuchia. Nếu có dịp đến các vùng ven biển ở Campuchia, du khách đừng quên thưởng thức món cua chiên với tỏi và tiêu hấp dẫn này.

Thịt bò xào kiến


Côn trùng là một món ăn rất bình thường ở Campuchia, bạn sẽ tìm thấy tất cả các loại côn trùng trên thực đơn tại các nhà hàng ở xứ sở này. 



Và một trong các món ăn hấp dẫn nhất mà bạn nên thử chính là kiến cây xào với thịt bò và rau húng quế. Kiến với các kích cỡ, từ nhỏ đến mức không nhìn thấy hoặc dài khoảng 1 inch sẽ được xào chung với gừng, sả, tỏi, hẹ tây và thịt bò xắt lát mỏng. Món ăn mang một hương vị độc đáo bởi vị chua tinh tế do kiến tiết ra và thấm vào thịt bò. Món ăn này thường được dùng kèm với cơm.

Ang dtray - meuk (mực nướng)


Trong thị trấn ven biển như Sihanoukville và Kep, du khách sẽ dễ dàng nhìn thấy những người bán hải sản rong, mang theo lò than nhỏ trên vai và phục vụ du khách ngay trên bờ biển. 


Mực được ướp với nước chanh hoặc nước mắm, sau đó nướng trên xiên bằng gỗ và ăn kèm một loại nước chấm đặc trưng của Campuchia, được làm từ tỏi, ớt tươi, nước mắm, nước cốt chanh và đường.

Cha Houy Teuk (thạch tráng miệng)


Sau giờ học là lúc những bạn trẻ tụ tập xung quanh một quán hàng ven đường, nơi phục vụ món tráng miệng đặc trưng Cha Houy Teuk với giá chỉ 1.000 riel, khoảng $0,25 (5.000 đồng).


Cha Houy Teuk là một hỗn hợp gồm bánh dẻo làm từ gạo nếp, khoai môn, đậu đỏ, bí ngô, mít và các loại thạch đủ màu, ăn cùng nước cốt dừa và đá lạnh.

Cá chiên



Cá chiên là một món ăn truyền thống trong các dịp đặc biệt ở Campuchia. Cá nguyên con được chiên vàng lên, sau đó được đặt lên một chiếc đĩa có nước sốt được làm từ cà ri dừa, kroeung vàng và ớt, ăn chung với các loại rau như súp lơ, bắp cải…và cơm hoặc mì.

Lưu ý:


Một số địa chỉ ăn ở Phnom Penh:


  • Chợ đêm (Phsa Reatrey) và chợ Kanda nằm ngay khu vực phố Tây mới (khu Sisowath Quay) có các món ăn chế biến theo đúng kiểu người Campuchia.
  • Nhà hàng Veng Nguon ở Sankat Phsar Kandal 1 cũng nằm ngay trung tâm khu phố Tây mới (khu Sisowath Quay), chuyên phục vụ món Hủ Tiếu Nam Vang.
  • Kiwi Bakery and Restaurant nằm ở góc đường Sisowath Boulevard với đường 130, Phnom Penh.
  • Các quán ăn vỉa hè đoạn đường đối diện với khách sạn Naga World (gần khu vực cầu kim cương). Điểm đặc biệt là du khách sẽ được ngồi chiếu để thưởng thức các món ăn dân dã như hột vịt lộn, cá viên chiên, bia, nước ngọt…


Một số địa chỉ ở Siem Reap:



  • Nhà hàng Khmer House ở khu vực Chợ Cũ Old Market, nơi bạn có thể tìm thấy hàng trăm món ăn truyền thống của Campuchia.
  • Quán Soup Dragon nằm ở giữa chợ Old Market, phục vụ các món ăn của người Khơ-me và các món ăn Âu, nhưng phổ biến là các món ăn Việt Nam như phở, canh chua cá lóc, thịt kho tộ… Đây là địa điểm được nhiều du khách Việt ghé đến.
  • Nhà hàng Khmer Kitchen có các món Tom Yum, Tom Kha, cà ri, sườn nướng (grilled rib bone)… khá hấp dẫn.
  • Nhà hàng Temple ở khu phố Tây (Pub Street) chuyên về ẩm thực Khmer.

Ở đâu khi ở Campuchia?


Phnom Penh, Siem Reap và Sihanouk Ville là những thành phố có rất nhiều khách sạn, nhà khách đủ loại, với giá phòng khá chênh lệch khá lớn. Trước khi lên đường, bạn nên tìm thông tin liên quan trên internet, để chọn nơi nghỉ lại hợp ý, vừa túi tiền và đặt phòng trước. Nếu có thời gian, cũng nên đọc lại bài viết trên các báo, diễn đàn hay blog... để biết nhận xét của những người đã đi trước. Việc đặt phòng trước rất có lợi, không phải chỉ cần vào mùa cao điểm.

Khi đến một thành phố lạ, sẽ bất lợi nếu bạn phải dựa vào sự tốt bụng, thành thật của lái xe taxi hay tuk tuk khi đưa ra những yêu cầu về khách sạn theo ý bạn và để họ tìm nơi đưa bạn đến. Nhất là khi bạn đến một thành phố mới vào giữa trưa hoặc sau 7g tối mà còn phải tìm chỗ nghỉ thì rất vất vả.



Một trong 4 nhà nghỉ GBT ở bờ biển TP Sihanouk Ville. Giá phòng từ 5-20 USD. ĐT: 097.334.2268. Chúng tôi đã ở chung phòng 4 người giá 17 đô la Mỹ/ngày

Bạn nên cẩn thận với giới lái xe luôn luôn có mối riêng, đưa khách đến sẽ nhận tiền “cò” nên dù bạn có nói gì họ cũng sẽ đưa bạn đến những nơi đó. Nếu lỡ gặp hoàn cảnh này, bạn chỉ nên nêu ra mức giá vừa túi tiền để họ chọn chỗ nghỉ cho bạn. Giá phòng là điều duy nhất bạn biết được có đúng ý mình muốn hay không khi vừa đến nơi, còn những yếu tố khác (như yên tĩnh, thoáng mát, an ninh tốt, gần chợ ...) thì sau khi vào ở mới biết được. Dù có được vừa ý về phòng trọ, bạn cũng có thể bị tính cước cuốc xe đắt hơn bình thường vì trước đó không thể trả giá trước.

Bạn có thể an tâm với xe bus dừng tại bến, nếu có sẵn một tài xế xe tuk tuk cầm trên tay tấm bìa ghi tên mình chờ đón, bạn có thể yên tâm về nhiều thứ: an ninh, khỏi trả giá (xe tuk tuk lúc nào cũng nói thách và bạn làm sao trả giá khi chưa biết sẽ về đâu nếu chưa đặt phòng?!). Nếu là người kỹ tính, bạn chỉ cần hỏi lái xe sẽ đưa mình về khách sạn, nhà nghỉ nào; nếu anh ta nói đúng tên nơi bạn đã đặt phòng thì không phải băn khoăn gì nữa, xách hành lý lên xe đi thôi. Đến nơi, cứ việc vào nhận phòng nghỉ, tiền xe do khách sạn thanh toán. Hầu hết các nhà nghỉ, khách sạn ở Campuchia có dịch vụ miễn phí đón khách. Tuy nhiên, trước khi đặt phòng, bạn cũng nên hỏi lại cho chắc nếu trên trang web của họ không ghi rõ: Free Pick-up Service.

Xin giới thiệu ba địa chỉ sau đây, các bạn có thể vào trang web để tìm hiểu thêm chi tiết và đặt phòng trước:

MY HOME - Tropical Garden Villa. 142, Road to Psar Krom, Siem Reap. 
Website:www.myhomecambodia.com

TA SOM Guesthouse & Tour Services. 268, National Road Number 6, Siem Reap. 
Website: www.tasomguesthouse.com

NARIN Guesthouse. 50 đường 125, Phnom Penh. Email: touchnarrin@hotmail.com.
Website: www.naringuesthouse.com

Nên đi đâu khi ở Campuchia?


Trạm Hill Bokor


Trạm Bokor Hill gần Kampot được xây dựng bởi người Pháp vào những năm 1920 để được sử dụng như một khóa tu từ sức nóng của Phnom Penh. Nó đã bị bỏ rơi hai lần, lần đầu tiên vào những năm 1940 khi Nhật Bản xâm lược Campuchia và một lần nữa vào những năm 1970, khi Khmer Đỏ nhấn chìm đất nước. 


Hôm nay, Trạm Hill Bokor và các tòa nhà bị bỏ rơi của nó có một kỳ lạ, ma-thị trấn cảm giác. Tính đến tháng 10 2008, con đường đến Bokor được chính thức đóng cửa do tái thiết đang diễn ra. Truy cập độc lập dường như là không thể. mặc dù có những tour du lịch đi bộ đường dài sắp xếp của các đại lý du lịch địa phương. Khám phá Trạm Hill Bokor

Kratie


Kratie là một thị trấn nhỏ nằm trên bờ sông Mekong và bị chi phối bởi một thị trường trung tâm được bao quanh bởi cũ, các tòa nhà thuộc địa Pháp. Không có du lịch quy mô lớn, nhưng nhiều du khách ba lô đổ qua đây trong mùa cao điểm.



Đây là nơi ở Campuchia để xem cá heo Irrawaddy quý hiếm, sống ở sông Mê Công với số lượng ngày càng giảm sút. Người ta ước tính rằng có khoảng 66 và 86 cá heo còn lại trong khu vực sông Mê Kông Campuchia trên.

Khám phá Kratie


Koh Ker là thủ đô của đế chế Khmer trong một thời gian rất ngắn từ năm 928-944 sau Công nguyên. Trong thời gian ngắn một số tòa nhà rất ngoạn mục và tác phẩm điêu khắc khổng lồ được xây dựng. Các trang web bị chi phối bởi Prasat Thom, 30 mét (98 ft) cao ngôi đền kim tự tháp tăng cao hơn rừng xung quanh.


Một Garuda (thần thoại nửa người, sinh vật nửa chim) khổng lồ, được khắc vào các khối đá, vẫn bảo vệ phần trên, mặc dù nó được phủ từng phần ngay bây giờ. Để lại cho rừng gần một thiên niên kỷ, Koh Ker là một trong những điểm ngôi đền nhất từ ​​xa và không thể tiếp cận của Campuchia. Điều này bây giờ đã thay đổi nhờ gần đây de-khai thác và mở cửa của một số điện thoại đường mới.
Banteay Srei

Mặc dù chính thức là một phần của khu phức hợp Angkor, Banteay Srei nằm 25 km (15 dặm) về phía đông bắc của nhóm chính của ngôi đền, đủ để liệt kê nó như là một điểm thu hút Campuchia riêng biệt ở đây. Ngôi đền được hoàn thành vào 967 AD và được xây dựng chủ yếu bằng đá sa thạch đỏ, một phương tiện vay chính nó để chạm khắc trang trí tường công phu mà vẫn còn nhìn thấy rõ ràng ngày hôm nay.


Banteay Srei là ngôi đền lớn duy nhất tại Angkor không được xây dựng cho một vị vua, thay vào đó nó được xây dựng bởi một trong những nhân viên tư vấn của vua Rajendravarman, Yajnyavahara.

Angkor


Sự hấp dẫn lớn nhất tại Campuchia và một trong những trang web cổ ngoạn mục nhất trên trái đất, Angkor là một ngôi đền lớn có tính năng còn lại của một số thủ đô của Đế quốc Khmer, từ 9 đến thế kỷ 15. 



Chúng bao gồm các ngôi đền Angkor Wat nổi tiếng, di tích tôn giáo lớn nhất thế giới, ngôi đền Bayon (tại Angkor Thom) với vô số của khuôn mặt đá khổng lồ và Ta Prohm, một ngôi đền đổ nát Phật giáo gắn chặt với cây cao chót vót.

Thành phố cảng Sihanoukville


Đây là một thành phố cảng và nghỉ mát trên vịnh Thái Lan. Nơi đây còn được biết đến bằng tên gọi Kampong Som với bãi biển cát trắng trải dài bên những hàng dừa xanh.


Sihanoukville còn thu hút du khách bởi các hòn đảo ngoài khơi cùng những khu rừng nhiệt đới nguyên sinh phía Tây và phía Nam thành phố.

Các địa điểm mà các bạn nên đi là: Siem Reap( là thị trấn cửa ngõ quyến rũ bậc nhất với rất nhiều đền thờ cổ kính, khu chợ đêm sầm uất và hệ thống nhà nghỉ, khách sạn tiêu chuẩn quốc tế), Preah Vihear( một trong những công trình kiến trúc Khmer thế kỷ 11, 12 đẹp nhất còn sót lại đến ngày nay), Sihanouk Ville( một thành phố cảng, khu resort ven biển thuộc vịnh Thái Lan. Điểm sáng hút khách ở đây là bãi biển cát trắng và những hòn đảo nhiệt đới, phù hợp cho những kỳ nghỉ đổi gió ngắn ngày), Tonle Sap(hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á và quan trọng bậc nhất Campuchia), Chùa Bạc(Nằm trong quần thể cung điện hoàng gia ở Phnom Penh, chùa Bạc được coi là kho báu quốc gia với rất nhiều bức tượng Phật bằng vàng và đá quý. Báu vật quý nhất là bức tượng Phật bằng ngọc bích và bức tượng Di Lặc bằng vàng đính 9.584 viên kim cương)

Chúc các bạn có một hành trình hoàn hảo và một chuyến đi nhiều ý nghĩa!!

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Kinh nghiệm du lịch bụi, phượt Malaysia hoàn hảo

Du lịch bụi, phượt có lẽ đã trở nên quen thuộc với tất cả mọi người. Chuyến đi phượt cho ta những cung bậc cảm xúc mới, những trải nghiệm mới, khám phá con người và những cảnh quan đẹp ở những vùng đất mới. Đến du lich Malaysia, ngoài việc chiêm ngưỡng tòa tháp đôi cao nhất thế giới thì nó còn mê hoặc du khách bởi những thánh đường trang nghiêm, các trung tâm mua sắm hiện đại cũng như tận hưởng những cảm xúc tuyệt vời nhất khi tiếp xúc với con người, văn hóa, ẩm thực,... nơi đây.


Giới thiệu khái quát về đất nước Malaysia - Thiên đường nhiệt đới

Nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, lãnh thổ Malaysia gồm hai phần chính Tây Mã Lai là phần Nam bán đảo Mã Lai, phía Bắc giáp Thái Lan, phía Nam giáp Singapore; Đông Mã Lai là phần Bắc đảo, phía Bắc giáp Brunei, phía Nam giáp Indonesia.
Đất nước Malaysia được mệnh danh là “thiên đường nhiệt đới” với khí hậu ấm áp, ẩm ướt quanh năm, nhiệt độ ban ngày khoảng 30 độ C và khoảng 22 độ C vào ban đêm.
Nơi đây vừa có những thành phố hiện đại với hệ thống dịch vụ cao cấp, những tòa nhà chọc trời, lại vừa giữ được những nét văn hóa truyền thống đặc sắc, với những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, huyền bí, đậm chất Á Đông. 


Người dân Malaysia nổi tiếng với tính thân thiện và lòng hiếu khách.

Malaysia là một quốc gia đa dân tộc, chủ yếu là người Hoa, Ấn Độ và người Mã Lai bản địa. Sự pha trộn từ nhiều nền văn hóa khác nhau đã tạo cho văn hóa Malaysia một sự độc đáo riêng biệt.

Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ chính thức, đồng thời người dân nơi đây cũng sử dụng rộng rãi tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Mađarin và tiếng Tamin

Người ta còn gọi Malaysia là đất nước đạo Hồi vì đạo Hồi được xem như quốc đạo, và đặc biệt Malaysia còn thể hiện rõ nét những điểm văn hóa tiêu biểu của một quốc gia Hồi giáo. Tuy nhiên, các tín ngưỡng khác như đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hinđu… cũng được tự do truyền bá.

Văn hóa Đạo Hồi


 Họ chỉ ăn những thức ăn được nấu nướng theo nguyên tắc của đạo Hồi và những món ăn gọi chung là Halal (những món ăn không phù hợp với tín ngưỡng thì gọi là Haram).
Ngày thứ sáu được xem là một ngày linh thiêng đối với người Hồi giáo, vào ngày này, giờ nghỉ trưa thường được kéo dài hơn và đàn ông Hồi giáo thường đến cầu nguyện tại những nhà thờ gần nơi làm việc hoặc nơi ở.
Ở Malaysia, phụ nữ theo đạo Hồi ăn mặc rất kín đáo và giản dị, luôn che đầu bằng một cái khăn choàng gọi là “Tudung”.

Tháng ăn kiêng Ramadan và lễ hội Hari Raya Aidilfitri


Ramadan là tên gọi tháng thứ 9 theo lịch của đạo Hồi, đây là tháng lễ quan trọng đối với tất cả tín đồ Hồi giáo. Tháng Ramadan được thống nhất bắt đầu vào ngày 16-9 dương lịch hàng năm cho toàn thể cộng đồng Hồi giáo trên thế giới.

Trong tháng lễ này, tất cả các tín đồ Hồi giáo thường xuyên đọc kinh Koran và kiêng trừ mọi hành vi xấu. Vào cuối ngày, thường là sau 7 giờ tối, các gia đình Hồi giáo sẽ tổ chức một buổi tiệc thịnh soạn, và họ mời cả những người không theo đạo Hồi đến dùng bữa chung.

Ngày cuối cùng của tháng Ramadan là lễ hội Hari Raya Aidilfitri. Người dân Malaysia bắt đầu ngày lễ này bằng việc đi nhà thờ, cầu nguyện và xin tha thứ, sau đó họ tổ chức tiệc, mời bà con, bạn bè đến cùng thưởng thức những món ăn truyền thống.

Trang phục và giao tiếp


Phụ nữ Malaysia thường mặc áo dài tay bằng vải hoa, nam giới mặc áo sơ mi không cổ và không được để hở cánh tay, đùi ở những nơi công cộng. Vì thế, những du khách đến Malaysia được khuyến cáo nên chọn lựa những trang phục lịch sự, kín đáo, đặc biệt khi đến những nơi thờ tự.


Các bạn nên chú ý các hành vi của mình trong việc tiếp xúc với người dân địa phương nhé. Nếu không tìm hiểu nét văn hóa của họ trước chuyến đi, bạn có thể trở thành một người khó gần hay không thân thiện, thậm chí là bất lịch sự. Mình có một vài thông tin cơ bản về văn hóa giao tiếp của người Malaysia, bạn hãy xem qua  nhé! Vô cùng hữu ích!!

Khi đến thăm các gia đình ở Malaysia, nên để giày dép phía ngoài trước khi vào nhà và không nên từ chối khi được mời bánh ngọt, vì nếu từ chối sẽ bị cho là mất lịch sự.
Người dân Malaysia khi cho hoặc nhận tiền, quà thường dùng tay phải vì dùng tay trái bị xem là không sạch sẽ.
Khi gặp nhau, người Malaysia có thói quen sờ vào lòng bàn tay, sau đó chắp tay lại, họ rất kiêng kỵ việc xoa đầu và lưng người khác. Trong giao tiếp, họ thường bàn luận về công việc buôn bán, thành tựu xã hội, lịch sử, bóng đá…

Thủ đô Kuala Lumpur 


Kuala Lumpur là thủ đô của Malaysia đồng thời là thành phố lớn nhất thuộc bán đảo Malaysia, bang Selangor, được thành lập năm 1857. Thành phố nằm tại hợp lưu sông Gombak và sông Klang với tên gọi Kuala Lumpur, có nghĩa là “hợp lưu sông bùn lầy”.Năm 1957 , Kuala Lumpur được chọn làm thủ đô của Liên bang Malaya và tiếp tục là thủ đô của Liên bang Malaysia từ năm 1963.


Cho đến nay, Kuala Lumpur giữ vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, tiền tệ, thương mại và văn hóa của Malaysia.Kuala Lumpur là một thành phố hiện đại với những tòa cao ốc chọc trời, kiến trúc độc đáo nổi tiếng thế giới như tòa tháp đôi cao nhất thế giới Petronas Twin Towers, hay như công trình kiến trúc đồ sộ mới được thực hiện gần đây là trung tâm mua sắm Berjaya Times Square. Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur đạt tiêu chuẩn quốc tế, cùng với những phương tiện giao thông hiện đại và hệ thống dịch vụ cao, hiệu quả, và những trung tâm mua sắm sang trọng, tất cả đã làm cho Kuala Lumpur không thua gì những thành phố hiện đại bậc nhất ở châu Âu.


Bên cạnh đó, Kuala Lumpur vẫn giữ được những bản sắc văn hóa lâu đời của các dân tộc Trung Hoa, Mã Lai, Ấn Độ, và các dân tộc miền Đông Mã Lai, Thái, Indonesia, Sikh và cộng đồng lớn của những người xa xứ. 

Đây là những dân tộc có truyền thống văn hóa, lễ hội, ẩm thực độc đáo, mang những sắc màu riêng tuy nhiên lại có sự giao thoa và ảnh hưởng lẫn nhau. Giữa một thành phố hiện đại vẫn có thể cảm nhận được sự huyền bí, quyến rũ và khung cảnh lãng mạn của phương Đông.

Tại Kuala Lumpur thường xuyên có những lễ hội truyền thống tưng bừng, náo nhiệt và những buổi trình diễn văn hóa nghệ thuật độc đáo kết hợp cả phong cách truyền thống và đương đại.

CHÚ Ý:


Sân bay quốc tế Kuala Lumpur (KLIA) cách Kuala Lumpur (KL) khoảng 50 km. Bạn có thể về trung tâm thành phố bằng 3 phương tiện: taxi, tàu hoả và xe buýt.

Chi phí cho một chuyến taxi là từ 70 đến 200 Ringgit (RM) – tức là 400.000 – 1.200.000 VND, tuỳ thuộc vào loại xe và thời điểm (sau nửa đêm sẽ có phụ phí, đắt hơn :-s ). Nếu không phải giờ cao điểm, không gặp tắc đường, thời gian đi từ KLIA vào trung tâm KL là khoảng một tiếng. Quầy bán coupon- phiếu đi taxi ở ngay gần nơi lấy hành lý trong sân bay.

Nếu bạn đi một mình thì tàu hoả KLIA Ekspres là lựa chọn tốt nhất. Cứ khoảng 15-20 phút lại có một chuyến tàu, giá vé một chiều là 35 RM (khoảng 200.000 VND), chỉ mất 30 phút là về tới nhà ga trung tâm (KL Sentral). Điểm bán vé và đón trả khách lên xuống tàu ở tầng 1 của sân bay, bạn chỉ cần đi thang máy xuống. Lưu ý: Thang máy luôn bận và lên xuống hơi lộn xộn. Khi ở các tầng trên, thang chỉ mở một cửa trước, xuống đến tầng của KLIA Ekspres, nó sẽ mở cả hai cửa trước và sau, bạn nên quan sát kỹ sau lưng.

Xe buýt là phương tiện rẻ nhất, giá vé chỉ khoảng 10 RM (55-60.000 VND), trả khách ở KL Sentral, thời gian đi tương đương như taxi. Mình không đi xe buýt nên chỉ nắm được sơ sơ vậy. Muốn biết cụ thể nơi đón xe và giờ giấc, bạn hãy hỏi anh Gúc hoặc nhân viên sân bay.

Nếu xuống ở LCCT (sân bay cho hàng không giá rẻ), các bạn có thể đi xe buýt thẳng vào trung tâm hoặc sang KLIA để đi tàu hoả.

Kinh nghiệm du lịch bụi, phượt Malaysia


Đến Malaysia bằng phương tiện nào?


Phương tiện được nhiều người lựa chọn khi đến Malaysia có lẽ là máy bay, không những giúp chúng ta tiệt kiệm được rất nhiều thời gian mà còn tránh được sự mệt nhọc sau một hành trình dài.

Sử dụng máy bay Máy bay:

Các hãng hàng không Vietnam Airlines, Malaysia Airlines, Jetstar và AirAsia đều có chuyến bay đi và về giữa Hà Nội / TP.HCM và Kuala Lumpur để phục vụ khách du lịch Malaysia. 


Giá vé khứ hồi tuyến TP.HCM – Kuala Lumpur vào khoảng 4 triệu (giá khuyến mãi), trong khi đó giá vé tuyến Hà Nội – Kuala Lumpur dao động trong khoảng 4.500.000 đến 6.000.000 đồng. AirAsia là hãng thường xuyên có vé khuyến mãi rẻ nhất cho các đường bay đến Malaysia.

Hoặc:

Đi xe bus

Đón bus từSingapore sang Johor Bahru ở miền Nam Malaysia, sau đó tiếp tục đổi chuyến xe bus để đến Melaka và Putrajaya, cuối cùng đi tàu điện trên không KL Rapid để đến được thủ đô Kuala Lumpur.Nếu bạn muốn kết hợp đi du lịch Singapore – Malaysia hay Thái Lan – Malaysia, có thể tham khảo các cách sau:
Đi xe lửa hoặc xe bus từ Hat Yai ở miền Nam Thái Lan để đến Kuala Lumpur khám phá du lịch Malaysia. Một cách khác là đi xe lửa từ Bangkok đến Butterworth gần Penang.

Mình xin cung cấp cho các bạn một vài phương tiện phổ biến tại thiên đường này:

Có 3 cách di chuyển phổ biến nhất giữa các thành phố khác nhau khi du lịch Malaysia. 

Thứ nhất là máy bay, với hãng giá rẻ AirAsia và hãng hàng không quốc gia Malaysia Airlines. 

Thứ hai là xe lửa: hãng KTMB chạy ở bán đảo Malaysia và Jungle Railway chạy ở Malaysian Borneo. 

Thứ ba là xe bus- phương tiện di chuyển rẻ nhất ở Malaysia: các thành phố lớn đều có trạm xe bus và đường cao tốc ở đây đều có chất lượng tốt.

Ở đâu khi ở Malaysia?


Kuala Lumpur là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất châu Á! Hãy hòa mình vào không khí của thành phố, tìm hiểu những góc cạnh sâu xa ấy, du khách sẽ khám phá được những vẻ đẹp quyến rũ và sự thân thiện của những người dân địa phương tốt bụng. Bạn sẽ tìm ra nơi nào tốt nhất ở Kuala Lumpurđể trải nghiệm những điều tuyệt vời, hãy lựa chọn một nơi dừng chân thích hợp bằng cách tham khảo những khách sạn trong danh sách sau:

Khách sạn sang trọng 


Carcosa Seri Negara


Carcosa Seri Negara là một khách sạn sang trọng tọa lạc trên hai ngọn đồi liền kề bên trong Hồ garden, Kuala Lumpur. Các biệt thự thuộc khách sạn được xây dựng vào năm 1896 – 1897, mang phong cách thiết kế kết hợp của kiến trúc Neo-Gothic và Tudor Revival. Vốn là nơi nghỉ ngơi cao cấp của Cao Uỷ Anh tại Malaysia, Carcosa Seri Negara được chuyển đổi thành khách sạn vào năm 1989. Nơi đây từng vinh dự là nơi nghỉ ngơi của Nữ hoàng Elizabeth II khi người đến thăm Kuala Lumpur vào năm 1987.


Mỗi căn phòng có diện tích khá lớn, phong cách trang trí cổ điển phù hợp với kiến trúc, ngoài sự có mặt của chiếc TV màn hình LCD, không gian trong phòng sẽ khiến bạn có cảm giác như đang sống trong thế kỷ 18. Một trong những điểm nổi bật ở Carcosa Seri Negara chính là buổi trà chiều, phục vụ trong phòng khách hoặc ngoài hiên nhà nhìn ra khu vườn xanh tươi.

Carcosa Seri Negara, Taman Tasik Perdana, Persiaran Mahameru; +603 2295 0888; giá phòng từ RM990 ($ 319)

The Ritz-Carlton Kuala Lumpur


The Ritz-Carlton Kuala Lumpur là một trong những khách sạn sang trọng nhất ở Kuala Lumpur, cách sân bay quốc tếKuala Lumpur khoảng 45 km, cách Bukit Bintang và Pavilion Mall chỉ 5 phút đi bộ. Khách sạn là sự lựa chọn tốt nhất cho những ai muốn trải nghiệm những điều tốt nhất ở Kuala Lumpur, cả nghĩa đen và nghĩa bóng.


Rộng rãi và thanh lịch, các căn phòng ở The Ritz-Carlton sẽ cho du khách một tầm nhìn tuyệt vời ra toàn cảnh thành phố, mỗi phòng đều được trang bị tiện nghi hiện đại và cao cấp, phòng tắm bằng đá cẩm thạch với bồn tắm riêng biệt. Khách sạn phục vụ đầy đủ các dịch vụ như spa, massage, hồ bơi và một một trung tâm thể dục. Ngoài ra khách sạn còn có một nhà hàng phục vụ các món ăn Trung Quốc, Nhật Bản và phương Tây.

Ritz-Carlton Kuala Lumpur, 168 Jalan Imbi; +603 2142 8000; giá phòng từ RM500 ($161)

Khách sạn tầm trung


Khách sạn Maya


Khách sạn Maya Tọa lạc ngay tại trung tâm của khu thương mại tiếp giáp với biểu tượng Tháp đôi Petronas, chỉ cách trung tâm thành phố 5 phút tản bộ. Được mệnh danh là một khu nghỉ mát giữa đô thị sầm uất, khách sạn gây ấn tượng với du khách bởi phong cách thiết kế độc đáo, sử dụng những tấm tre to bản kết hợp nước chảy và nội thất trang nhã tạo ra một không gian hiện đại và thú vị.


Không chỉ có không gian ấn tượng, khách sạn còn phục vụ một trung tâm spa, nhà hàng, cửa hàng thời trang, và nhiều dịch vụ tiện ích khác, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Hotel Maya, 138 Jalan Ampang; +603 2711 8866; giá phòng từ RM480 ($154)

Anggun Kuala Lumpur


Anggun Kuala Lumpur tọa lạc trên đường Tengkat Tong Shin, nơi từng là một khu phố đèn đỏ nổi tiếng. Trong những năm qua khu vực này đã trở thành một khu vui chơi giải trí với các quán bar và nhà hàng. Khách sạn cách khu vực mua sắm Bukit Bintang 5 phút và Khu Phố Tàu là 10 phút đi bộ.


Khách sạn chỉ có 18 phòng, được thiết kế thao phong cách truyền thống với sàn được làm từ gỗ và đồ nội thất bằng gỗ tếch, mỗi phòng đều được trang bị tiện nghi đầy đủ và một có ban công riêng nhìn ra quang cảnh đường phố. Du khách có thể mua các tour của khách sạn để khám phá thành phố, khách sạn cũng cung cấp dịch vụ cho thuê xe hơi. Ngoài ra, nhà hàng còn phục vụ đầy đủ các món ăn châu Á, Ấn Độ và Ả Rập trong không gian ngoài trời.

Anggun Kuala Lumpur, 7 và 9 Tengkat Tong Shin, Jalan Bukit Bintang; +603 2145 8003; giá phòng từ RM498 ($160)

BackHome Guesthouse


BackHome Guesthouse là một nhà nghỉ nằm ở trung tâm của khu vực tài chính và lịch sử của Kuala Lumpur, có thể đi bộ đến Quảng trường Merdeka, khu Chinatown, Little India và các trung tâm mua sắm ở Bukit Bintang. Nhà nghỉ vốn là một cửa hàng mặt phố hơn 100 năm tuổi của một thương gia Trung Quốc, nó được phục hồi thành một nhà nghỉ tiện nghi với những bức tường gạch và trần nhà cao với dầm gỗ.


BackHome Guesthouse là một nơi dừng chân thích hợp cho du khách, bao gồm 7 phòng ngủ tập thể và 2 phòng đôi. Mỗi phòng ngủ tập thể có từ 4 đến 8 giường, sạch sẽ và được trang bị điều hòa, tủ an toàn và đèn đọc sách. Phòng đôi có không gian rộng rãi hơn và các cửa sổ mái lớn, đón ánh sáng và không khí trong lành. Đặc biệt, BackHome đã lọt vào top những nhà nghỉ tốt nhất thế giới theo bình chọn của du khách trên TripAdvisor trong suốt 3 năm từ 2010 - 2012 .

BackHome Guesthouse, 30 Jalan Tun HS Lee; +603 2078 7188; giá phòng từ RM42 ($13), bao gồm Wi Fi, ăn sáng, cà phê và trà cả ngày.

Lưu ý: tại khu Chinatown (cách tháp đôi Petronas khoảng 2km) có rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ giá rẻ. Ở gần bến xe buýt lớn nhất Kuala Lumpur là Pudu Hentai (cách Chinatown khoảng 500m) cũng có nhiều phòng trọ giá rẻ. 

Bạn có thể đặt phòng trực tiếp tại các trang online như www.hostelbookers.com.


Một vài địa chỉ gợi ý khác dành cho bạn:


Backpacker's Travellers Inn No 60B Jalan Sultan 50000, KL. 
Tell (603) 20782473,www.backpackerskl.com. Phòng dorm 11RM/người/đêm.

Mayview hotel (Pudu Hentai) kiểu khách sạn 2 sao, sạch sẽ, 70-90 MYR/phòng tùy ngày. Nangyang Hotel (khu China Town): giá khoảng 80RM/phòng 2 người/đêm, tương đương 400.000VND.

Mayview Glory Hotel, No 100-101 Jalan Pudu Lama. giá từ 79RM/phòng/đêm

Reggae Guét House: 156, 1st Floor, Janlan Tun H.S.Lee

Nên ăn gì khi ở Malayisa để cảm nhận hết cái hay, cái độc đáo khi ở Malaysia


Nền ẩm thực của đất nước Malaysia rất đa dạng và phong phú, nó hội tụ, đúc kết từ nhiều nền ẩm thực của nhiều vùng khác nhau trên thế giới  để tạo nên những món ăn ngon, độc đáo mà nơi khác không có được. Nếu các bạn thưởng thức món ăn một cách đại trà thì sẽ không cảm nhận hết những điểm lạ, những điểm đặc trưng của vùng đất đa văn hóa này. 
Mình có liệt kê những món ăn nồng cốt- tuy hơi khó ăn một tý, nhưng nếu bạn thưởng thức một lần rồi thì sẽ "ghiền" đó! Khám phá nền ẩm thực ở Malaysia rất thú vị, bạn sẽ được trải nghiệm những cung bậc mới trong vị giác cũng như tầm hồn!! Hãy cùng mình thưởng thức và tận hưởng món ngon tại đây, các bạn đừng bỏ lỡ nhé!  Let's go!!

Mỳ Penang Assam Laksa


Mỳ Assam Laksa là món ăn quốc hồn quốc túy của Malaysia vì thế nó nằm trong danh sách những món ăn nhất định phải thử khi tới đất nước này, nổi tiếng nhất là ở bang Penang, cách thủ đô Kuala Lumpur gần 300 km.


Assam Laksa với sợi mỳ to, dai giòn hòa trong nước dùng được chế biến từ canh chua cá. Vị chua đặc trưng được tạo nên từ Assam (me chua) kết hợp hài hòa với vị ngọt từ thịt cá thu thái lát cùng các loại rau như rau thơm, hành lá, bạc hà, gừng tạo nên một bát mỳ nóng hổi mang hương vị cay nồng, đậm đà khó quên.

Chú ý: Đây là món ăn được trang CNN Travel vinh danh và đứng thứ 7 trong danh sách 50 món ăn hấp dẫn nhất thế giới.

Cơm cà ri Nasi Kandar


Nasi Kandar, món ăn có nguồn gốc từ cộng đồng người Ấn Độ ở Malaysia này được bày bán phổ biến trên các quán ăn vỉa hè ở Penang.


Điểm tạo nên sự khác biệt cho Nasi Kandar chính là nhờ nước sốt cà ri với gia vị cay nồng, ấm nóng rất đặc trưng. Cùng với cơm nóng, người ăn có thể chọn kết hợp cùng nhiều loại thức ăn khác nhau như thịt bò, thịt gà, tôm, trứng tráng, mướp tây, bầu đắng và cà… Số lượng món ăn không giới hạn, tùy thuộc vào khả năng hấp thụ của bạn đến đâu.

Chú ý: một số nơi ở Malaysia, cơm Nasi Kandar có tới 50 món để người ăn lựa chọn rồi trộn ăn cùng. Chắc thú vị lắm nhỉ, nhớ thưởng thức nhé các bạn!!

Mỳ Hokkien Mee


Cách chế biến món ăn này có nhiều sự khác biệt ở các địa phương khác nhau! Hai địa điểm thưởng thức món mỳ Hokkien Mee nổi tiếng nhất Malaysia là ở thủ đô Kuala Lumpur và đảo Penang. Hokkien Mee ở Kuala Lumpur được làm từ những sợi mỳ trứng vàng trộn với nước sốt tương màu nâu sánh sánh, sệt sệt. Món ăn càng trở nên đậm đà hơn với vị ngọt thơm từ thịt lợn, mực ống, tôm cùng một ít sambal belacan tạo vị cay nồng.


Món mỳ Hokkien Mee ở Kuala Lumpur đặc trưng với nước sốt nâu sánh. 

Trong khi đó, Hokkien Mee ở Penang lại có mùi thơm nức, béo ngậy của thịt lợn và nước dùng ngọt lịm từ xương hầm. Món ăn còn lôi kéo thực khách bởi sự hấp dẫn từ những sợi mỳ trắng xen lẫn sợi mỳ trứng vàng cùng với cá viên, tôm và hành phi thơm trộn lẫn. 


Hokkien Mee là món ăn sáng phổ biến và được yêu thích ở Penang.

Chú ý: nên thưởng thức món ăn Hokkien Mee tại Kuala Lumpur và đảo Penang để cảm nhận được những hương vị đặc trưng nhất.

Thịt xiên nướng satay


Satay thực chất là món thịt xiên được tẩm ướp với đậu phộng và một số loại gia vị đặc trưng riêng cho hương vị đậm đà rồi đem nướng trên bếp than đỏ rực. Mùi thơm của những xiên thịt nướng lan tỏa trên những khu phố ẩm thực ở Malaysia níu chân không ít du khách phải dừng lại để thưởng thức. 


Thịt được dùng để chế biến satay có thể là thịt gà, thịt dê, cừu hoặc bò thái lát mỏng sau đó xiên vào que tre đã vót nhọn đầu. Satay là món ăn đường phố khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á. 

Chú ý: Nơi làm nên hương vị satay tuyệt vời nhất thế giới chính là Malaysia. Có lẽ không quá khi nhiều người nói rằng đặt chân tới Malaysia mà chưa thưởng thức satay thì coi như chưa tới mảnh đất này.

Salad trộn rau quả Rojak


Sự kết hợp hài hòa giữa nhiều loại hoa quả với một số loại hải sản như sứa hay tôm tạo nên mùi vị chua cay khó cưỡng, kích thích thực khách cả từ thị giác cho đến vị giác.


Rojak là một loại gỏi salad được làm từ các loại rau, củ, quả thái nhỏ như xoài xanh, táo xanh, dưa chuột, đu đủ, ổi… hòa trong nước sốt cay cay và vị mặn nồng của mắm tôm trộn với tàu hũ rán, bên trên rắc đậu phộng giã nhỏ thơm thơm, bùi bùi.

Món trộn thập cẩm Pasembur


Pasembur hay còn gọi là Mamak Rojak là món ăn gồm khoai luộc, trứng luộc, củ cải, dưa chuột thái nhỏ, đậu phụ, mực, tôm chiên, bạch tuộc trộn đều trong hỗn hợp nước sốt cay ngọt của đậu phộng, tương ớt và khoai lang.


Nước sốt với mùi vị đặc biệt chính là nét đặc trưng tạo nên sự hấp dẫn cho món trộn thập cẩm của Malaysia.

Ngoài ra, khi dừng chân tại đất nước này, bạn có thể thưởng thức thêm một vài món ăn ngon miệng và độc đáo sau: Mỳ Xiêm, có hương vị đặc biệt mà không một loại mỳ nào ở Malaysia có được; Hủ tiếu Char Kuey Teow- món ăn đặc biệt được yêu thích tại đất nước Hồi giáo này và được coi là đặc sản của vùng đảo Penang; Cơm Nasi Lemak được nấu chín cùng nước dừa béo ngậy, cơm giữ được mùi vị thơm ngon và ăn đúng điệu nhất khi được gói trên lớp lá chuối xanh và kết hợp được rát nhiều loại thực phẩm khác, rất giàu chất dinh dưỡng.

Các làng nghề truyền thống- tìm hiểu nét văn hóa đặc trưng


NGHỀ IN VẢI BATIC

Người Malaysia có lối in vải thủ công đặc biệt, bằng cách bôi sáp lên những chỗ không cần in màu trên tám vải hoặc tấm lụa. Lối in truyền thống này được áp dụng theo nhiều cách khác nhau suốt vùng quần đảo Malay, trong đó lối in của vùng Terengganu được nhiều du khách ưa chuộng. Những tấm vải in hoa theo lối này được dùng may quần áo dạ hội, may túi xách hoặc áo gối.

VẢI SONGKET

Được gọi là 'vải vàng', Songket được dệt bằng chỉ đan xen với những sợi vàng và sợi bạc, tạo thành một loại vải kim tuyến có thiết kế và mẫu mã thật rắc rối. Mỗi thước vải là thể hiện của công phu lao động và sự khéo léo của người thợ dệt, với khung cửi và con thoi truyền thống. Vải Songket được người Malaysia dùng trong những nghi lễ và những dịp thật đặc biệt.

NGHỀ CHẠM GỖ

Đây là một trong số những nghề truyền thống lâu đời nhất ở Malaysia. Người thợ chạm lấy cảm hứng từ đạo Hồi và cây cỏ để tạo ra những tác phẩm thanh tú của mình. Có những món là đồ trang trí, có những món là những vật dụng thiết thực như xà, rầm, cột chống, lan can, cửa chính, cửa sổ cũng như đồ đạc trong nhà. Người ta có thể tìm thấy những tác phẩm khắc gỗ trên mái cổng của một căn nhà người Malay trên mái và bàn thờ một ngôi chùa của người Hoa hay của người Ấn Độ, hoặc trên mũi những chiếc thuyền đánh cá đầy màu sắc. Những người thợ chạm khắc, bằng nghệ thuật tinh tế của mình đã tạo ra những thiết kế vừa phức tạp vừa tao nhã, điển hình cho văn hóa Malaysia.

NGHỀ ĐAN DỨA DẠI

Đan lát trước kia là thú tiêu hao giờ rảnh của những phụ nữ vùng ven biển trong những ngày mưa gió. Nhưng ngày nay nó đã trở thành một nghề thủ công phát đạt. Những chiếc lá dứa dại được hái, luộc chín, phơi khô và qua những bàn tay khéo léo làm thành những chiếc túi xách, mũ, quạt, ví và dép lê trông rất xinh xắn và đượm màu sắc thiên nhiên.

NGHỀ LÀM DIỀU

Bạn đã có dịp nhìn các cánh diều đủ loại đử màu bay liệng trên bầu trời. Đây là một thú chơi mà trước đây những nông dân Malaysia thường thưởng thức sau những ngày thu hoạch Nhưng ngày nay, thú chơi diều ở Malaysia đã trở thành phố biến, ở mọi lúc, mọi nơi. Có những ngày hội diều, trong đó thúc đẩy sự sáng tạo trong việc làm diều. Từ đó diều được thiết kế thành đủ loại hình dạng như chim, cá, mèo, bướm, ... Nhưng loại diều hình mặt trăng của bang Kelantan vẫn duy trì được sự phổ biến nhất của nó qua năm tháng. Làm diều là một nghệ thuật được truyền từ những nhà qúy tộc ở Melakan.

DAO GĂM MÃ LAI

Đây là loại vũ khí cá nhân quan trọng nhất của người Malaysia, gọi là keris. Keris là loại dao găm hai lưỡi, có vỏ bọc với cán dao được chạm trổ và trang trí. Mặc dù nó được nổi tiếng với những nhát đâm ngoằn ngoèo, đường đâm chính của keris là đâm ngang và đâm xuống.

NGHỀ LÀM THUYỀN

Hòn đảo nhỏ Pulau Duyung gần Kuala Terengganu là nơi các nghệ nhân làm thuyền trổ tài truyền thống của họ. Những nghệ nhân này làm thuyền chỉ bằng trí nhớ và kinh nghiệm, không hề có bản vẽ, sơ đồ gì cả. Tất cả vốn liếng của họ là những kỹ năng được truyền từ đời nọ sang đời kia.

NGHỀ ĐAN MÂY

Nghề đan mây cũng rất phổ biến ở Malaysia. Trước khi được đưa vào đan, cây mây được đem luộc kỹ để khử lượng đường trong cây và để tránh côn trùng đục hại. Đồ mây ở đây chủ yếu là đồ gia dụng, được mọi người ưa chuộng vì sự lâu bền và nét thẩm mỹ của nó.

NGHỀ ĐỒ THIẾC

Với mỏ thiếc lớn nhất thế giới, người Malaysia đã chế tạo ra những đồ dùng bằng thiếc thuộc loại cũng tinh xảo nhất thế giới. Hầu hết các đồ thiếc tại đây được chế tạo tại Nhà máy Thiếc Hoàng gia Selangor, nằm ở vùng ngoại ở Kuala Lumpur. Nhà máy này do ông Yoon Koon, một nghệ nhân người Hoa thành lập, lúc đó chỉ làm những món đồ thủ công cho giới quý tộc. Ngày nay nó là cơ sở sản xuất đồ thiếc tinh chế lớn nhất thế giới, và do cháu Yoon Koon điều hành. Du khách có thể mua tại quầy bán hàng lưu niệm của nhà máy những món đồ thiếc được chế tạo rất tinh vi.

Đi đâu khi du lịch Malaysia?


Malaysia là một địa chỉ du lịch nổi tiếng của khu vực Đông Nam Á, hàng năm quốc gia này đón hàng triệu lượt du khách quốc tế. Nổi bật nhất là tòa tháp đôi Petronas, tuy nhiên Malaysia còn có rất nhiều điểm du lịch khác không thể bỏ qua.

Cao nguyên Cameron


Cao nguyên Cameron là một trong những của vùng đồi núi rộng lớn nhất của Malaysia, cao nguyên lần đầu tiên được khám phá bởi người Anh vào năm 1920. Có dân số hơn 34.000 người bao gồm người Malay, Trung Quốc, Ấn Độ và các dân tộc khác. 


Cameron nổi tiếng với những con đường mòn nhỏ, dẫn du khách băng qua cánh rừng để đến các thác nước và các địa điểm du lịch yên tĩnh khác. Ngoài ra, nơi đây còn có một số đền thờ nổi tiếng, các đồn điền trồng chè và du khách có thể đặt một tour du lịch thăm các cơ sở chế biến trà của địa phương.

Thị trấn cổ George


Đặt theo tên của vua George III của nước Anh, George nằm ở góc phía đông bắc của đảo Penang. Hầu hết dân số của George có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thị trấn George hiện vẫn giữ được nhiều cửa hàng, nhà cửa có từ thời thuộc địa.


Nó được công nhận là nơi có kiến trúc và văn hóa độc đáo của khu vực Đông Nam Á. Thị trấn cổ thực sự sống động vào buổi tối, khi hầu hết người dân địa phương và khách du lịch đổ ra các con phố để vui chơi và thưởng thức các món ăn ngoài vỉa hè.

Taman Negara


Taman Negara, theo tiếng Mã Lai có nghĩa là "vườn quốc gia", là một trong những khu rừng nhiệt đới lâu đời nhất trên thế giới. Nơi đây có những cây cổ thụ lớn, thác nước, và các lối đi trên cao dài nhất thế giới. 


Một số con đường mòn cho phép du khách khám phá những nơi không có trong tài liệu hướng dẫn du lịch. Taman Negaralà một nơi sinh sống các loài có nguy cơ tuyệt chủng như: voi châu Á, hổ, báo và tê giác. Chim, nai, thằn lằn, rắn và heo rừng cũng rất phổ biến.

Pulau Tioman


Tioman là một hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi phía đông của bán đảo Malaysia. Trong những năm 1970, tạp chí Time đã chọn Tioman là một trong những hòn đảo đẹp nhất thế giới. Hòn đảo này được bao quanh bởi rất nhiều rạn san hô trắng, là nơi thu hút đặc biệt với những ai yêu thích lặn biển. Du khách đến đây đông nhất vào tháng 11, 12, những tháng còn lại thì tương đối vắng khách.


Núi Kinabalu


Đỉnh núi có chiều cao 4.095 mét, núi Kinabalu là ngọn núi cao nhất ở đảo Borneo. Ngọn núi này nổi tiếng trên toàn thế giới bởi sự đa dạng sinh học của nó. Hơn 600 loài dương xỉ, 326 loài chim, và 100 loài động vật có vú đã được xác định tại núi Kinabalu và những vùng lân cận. Để leo lên đỉnh được dễ dàng, du khách phải được trang thiết bị dụng cụ leo núi và kèm theo sách hướng dẫn.


Tháp đôi Petronas



Tháp đôi Petronasở Kuala Lumpur là 1 trong những tòa nhà cao nhất thế giới. Tòa tháp có 88 tầng, với một mặt tiền bằng thép và kính được thiết kế giống như các họa tiết được tìm thấy trong nghệ thuật Hồi giáo. Giữa 2 tháp trên tầng 41 và 42 có một cây cầu bắt ngang.

Lưu ý: 


Di chuyển trong KL

Để đi lại trong thành phố, trước hết bạn phải có bản đồ. Món này luôn có sẵn ở bàn lễ tân khách sạn hoặc trong quầy thông tin ở một số điểm tập trung đông khách du lịch như nhà ga KL Sentral hay trung tâm tham quan lớn, được phát miễn phí như tờ rơi.

Hệ thống giao thông công cộng ở KL bao gồm tàu điện ngầm, tàu điện trên cao (monorail), xe buýt và taxi. Mình di chuyển chủ yếu bằng monorail và taxi nên chỉ nói về hai phương tiện này. Nếu các bạn muốn thử các phương tiện còn lại, xin vui lòng hỏi anh Gúc hoặc người bản xứ.

Tuyến monorail chạy dọc phần phía đông KL, nơi có ba khu vực lưu trú chính của khách du lịch là KLCC (khu trung tâm, nơi có nhiều khách sạn 5 sao và toà tháp đôi Petronas nổi tiếng), Bukit Bintang và China town. Thời gian hoạt động của monorail là từ 6h sáng đến 12h đêm, tần suất 5-10 phút một chuyến (tuỳ giờ cao điểm hay không). Giá vé từ 1-2 RM, phụ thuộc vào độ dài chặng đi. Tàu đỗ ở 11 ga, các ga cách nhau khoảng 1 km. Xuống khỏi các ga này, bạn có thể đi bộ đến phần lớn những điểm tham quan chính của thành phố. Cũng có một số điểm không gần ga monorail, bạn có thể “tăng bo” bằng taxi.

Taxi ở KL có 3 loại, phân chia “đẳng cấp” theo màu sắc. Màu xanh lam là dạng taxi hàng hiệu, nghiêm chỉnh nhưng rất đắt và ít gặp. Màu đỏ và vàng thì bình dân, nhan nhản và chụp giật. :-& amp; Đồng hồ trong xe rất ít khi được bật, nếu có bật cũng chạy như ngựa. Hành động thường trực của khách là nói địa điểm, hỏi giá và cò kè bớt một thêm hai. Theo kinh nghiệm của mình, bạn nên mặc cả xuống còn khoảng 30-40% giá khởi điểm, lái xe xê dịch lên 50% cũng là mức chấp nhận được. Theo kinh nghiệm của nhiều người đi trước mình, các lái xe người gốc Hoa (da sáng) và gốc Malay (da sẫm vừa, dáng nhỏ nhắn) thường đáng tin cậy hơn những người gốc Ấn (da sẫm hẳn, dáng đẫy đà). Bạn nên đi monorail hay xe buýt đến các điểm đỗ cố định rồi đi taxi tới tận nơi muốn đến, tiền taxi trong trường hợp này chỉ từ 5-7 RM. Nếu cần đi các chặng tương đối dài và không tự tin vào khả năng trả giá, bạn có thể tìm tới các quầy bán phiếu đi taxi (coupon), nói địa điểm và trả theo giá cố định (thấp nhất là khoảng 10 RM).

Di chuyển từ KL đi các địa phương khác

Các bạn hãy bám lấy KL Sentral vì nó là trung tâm giao thông chính, nơi tập trung mọi tuyến giao thông công cộng nội đô KL như tàu điện, monorail, xe buýt…, cũng là điểm kết nối KL với các địa phương khác của Malaysia. Ngoài KL, khách du lịch Việt Nam thường đi Putrajya, Genting, Malacca, Langkawi.

Putrajaya nằm trên đường từ KL đi KLIA. Bạn có thể đi xe buýt hoặc tàu hỏa. Mình đi tàu hỏa từ KL Sentral hết 9.5 RM/chiều. Vé xe buýt rẻ hơn, 3.5-5 RM/người/chiều, nhưng mình chả biết phải đón xe ở đâu. 

Cách đơn giản nhất để tới Genting và Malacca là đi xe khách. Xe 50 chỗ có máy lạnh, sạch sẽ và khá đúng giờ. Giá vé một chiều đi Genting xấp xỉ 10 RM, đi Malacca là khoảng 15 RM. Riêng với Genting – trung tâm du lịch giải trí trên cao nguyên, sau khi xuống xe khách, bạn sẽ phải đi thêm vài cây số bằng cáp treo mới tới nơi (chỉ khi cáp treo ngừng hoạt động để bảo dưỡng, xe khách mới chạy thẳng lên Genting).

Langkawi là một đảo lớn ở phía bắc Malaysia. Để tới được đó, bạn chỉ có hai cách, đi phà và bay. Cách thứ nhất có vẻ không phù hợp với đa số khách du lịch đi ngắn ngày nên mình chỉ cung cấp thông tin về cách thứ hai. Air Asia có chuyến bay KL – Langkawi, khởi hành từ LCCT, giá vé một chiều từ 65 đến 120 RM/người lớn tùy thời điểm. Giá vé hạng phổ thông của Malaysia Airlines thì cố định và đắt hơn, khoảng 135 RM/người, khởi hành từ KLIA.

Langkawi



Langkawi là điểm đến nổi tiếng nhất của Malaysia, Langkawi là một quần đảo gồm 99 hòn đảo ở vùng biển Andaman. Những hòn đảo là một phần của bang Kedah, giáp với biên giới Thái Lan. Xung quanh đảo là các bãi biển cát trắng trãi dài, đẹp nhất là các bãi biển ở phía Tây đảo, sâu trong nội địa là những cánh rừng bao phủ và các đỉnh núi cheo leo. Các nhà hàng, quán ăn và một số khu nghỉ mát tốt nhất có thể tìm thấy ở Langkawi.

Đảo Perhentian



Nằm ngoài khơi phía đông bắc Malaysia và không xa biên giới Thái Lan. Đảo Perhentian là lựa chọn hàng đầu của mỗi du khách khi đến Malaysia. Nơi đây có những bãi biển đẹp nhất thế giới và nơi lặn biển tuyệt vời nhất, có giá rẻ nhất. Hai hòn đảo chính là Perhentian Besar và Perhentian Kecil. Cả hai hòn đảo đều có những hàng cọ ven bãi biển cát trắng và nước biển màu ngọc lam cuốn hút.

Sepilok Rehabilition


Sepilok được quy hoạch và mở cửa vào năm 1964 để giải cứu đười ươi tại những vùng săn bắn và phá rừng trái phép. Những con đười ươi mồ côi này đã dần thích nghi với môi trường sống mới. 


Khu bảo tồn nằm trong rừng nhiệt đới Kabili-Sepilok. Hiện có khoảng 60 đến 80 con đười ươi đang sinh sống trong khu bảo tồn. Đây là một trong những điểm du lịch hàng đầu của Sabah và điểm dừng chân tuyệt vời trên chuyến hành trình khám phá Malaysia.

Hang động Mulu


Hang động Mulu được đặt tại Công viên quốc gia Gunung Mulu ở Borneo. Công viên bao gồm nhiều hang động đáng kinh ngạc và vùng núi đá vôi hình thành cách đây hàng triệu năm. Nơi có những hang động ngầm lớn nhất thế giới, nhiều người nói nó rộng lớn đến nổi có thể chứa 40 máy bay cùng một lúc. 


Cửa hang động Deer là nơi cư trú của một đàn dơi, những lúc hoàn hôn cảnh tượng đàn dơi bay rợp nơi cửa động rất ấn tượng.

Mua gì làm quà khi đi du lịch Malaysia?


Bạn đang băn khoăn không biết mua gì làm quà khi đi du lịch Malaysia cho người thân, bạn bè. Mình xin giới thiệu với bạn một số đặc sản làm quà khi du lịch Malaysia.
Du khách thường mua quần áo, đồ lưu niệm như chìa khóa, dây chuyền, lắc đeo tay với một quả chuông nho nhỏ hay hình ảnh thu nhỏ của tháp đôi Petronas – biểu tượng của đất nước Malaysia với giá cả khá phải chăng, khoảng 3 – 5 đô la Mỹ, tùy kích cỡ. Đặc biệt, một món quà được nhiều du khách lựa chọn nhất chính là cà vạt; cà vạt được bày bán rất nhiều tại các cửa hàng từ trung tâm thương mại lớn đến các chợ trời với giá khá rẻ, mẫu mã lại rất đẹp.
Mình có biết vài địa điểm mua sắm với đầy đủ các loại mặt hàng, giá rất tốt dành cho bạn nà!

Khu Phố Tàu (Chinatown) ở Kuala Lumpur


Khu Phố Tàu ở Kuala Lumpur có đủ các loại hàng hóa từ bánh kẹo, hoa quả, giày dép, quần áo, túi, đồng hồ… Phần lớn hàng hóa ở đây xuất phát từ Trung Quốc. Đối với ai thích nền văn hóa ẩm thực Trung Hoa thì khu phố này chính là địa chỉ thích hợp nhất. Đường vào khu chợ chính là hàng loạt hàng quán với các món ăn Hoa phục vụ khách trên những dãy bàn kê hai bên đường.

Phố ẩm thực ban đêm trong khu China Town ở Kula Lumpur.

Đặc điểm chung của chợ là hàng hóa rất đa dạng và giá cả tương đối rẻ. Có mặt hàng đề sẵn biển báo giá, có mặt hàng không có treo giá cả. Đối với những mặt hàng không treo biển báo giá, khi mua du khách nên chịu khó mặc cả. Cũng như ở Việt Nam, nếu thấy người bán chưa đồng ý bán với mức giá mình đưa ra thì cứ bỏ đi, thế nào chủ hàng cũng gọi lại và giảm giá dần cho tới khi hai bên vừa ý.


Ngoài việc đi mua hàng hóa, đồ lưu niệm tại đây, du khách có thể đến khu Phố Tàu vào ban đêm để ngắm nhìn quang cảnh sinh hoạt tại chợ đêm. Khách du lịch từ nước ngoài đến Malaysia thường hay mua hàng ở đây vì giá cả hầu hết các loại hàng hóa thường rẻ một nửa so với hàng hóa ở Việt Nam.

Chú ý: Nhìn chung các mặt hàng ở đây rất phong phú và đa dạng về chủng loại, chất lượng thì thuộc dạng trung bình nhưng giá thì được các nhân viên bán hàng hét cao gấp 3 đến 4 lần giá bán. Chính vì vậy bạn nên cẩn thận và xem kỹ món hàng trước khi trả giá. Việc trả giá ở đây cũng thoải mái nhưng tốt nhất nên đi dạo quanh đây một vòng tham khảo các mức giá rồi hãy quyết định mua hàng.

Suria KLCC

Nằm ngay tại những tầng dưới cùng của tòa tháp đôi Petronas nổi tiếng thế giới, vẻ sang trọng, sa hoa với vô số những nhãn hiệu thời trang nổi tiếng thế giới chắc chắn sẽ khiến bạn kinh ngạc và choáng ngợp. 


Bên cạnh khu thương mại này còn có cả nhà hàng, quán bar, phòng triển lãm tranh nghệ thuật cho những du khách nghỉ ngơi thư giãn sau khi đã shopping mệt mỏi.

Hang Tuah Mall


Ban đầu được xây dựng chỉ với mục đích cho các cửa hàng bán đồ lưu niệm nhỏ nhưng với sự thuận lợi về vị trí địa lý cùng sự ưa thích của du khách quốc tế với những mặt hàng nơi đây Hang Tuah đã mở rộng qua từng năm và hiện nay đã trở thành một trong những trung tâm thương mại lớn bán đầy đủ các mặt hàng và do người Hoa quản lý. 



Buổi tối những con đường xung quanh trung tâm này người đi bộ tấp nập trong tiếng nhạc xập xình của các quán cà phê hai bên đường và những ánh đèn màu rất ấn tượng.

Langkawi - hòn đảo miễn thuế


Không chỉ quyến rũ khách du lịch bằng những bờ cát trắng trải dài, Langkawi còn là một trong những nơi mà mọi tín đồ mua sắm đều ước mơ được tới không chỉ một lần. Tất cả hàng hóa trên hòn đảo này đều được miễn thuế hoàn toàn. Các sản phẩm ở đây đều rẻ hơn ngoài thị trường từ 20 – 30% đặc biệt hàng điện tử thì giá cả rất hấp dẫn. Nơi đây trung tâm mua sắm mọc lên rất nhiều tập trung chủ yếu ở trong hoặc xung quanh các khu khách sạn hoặc resort cao cấp.

Langkawi là một trong những nơi mà mọi tín đồ mua sắm đều ước mơ được tới không chỉ một lần. 

Du khách quốc tế đến với Malaysia sau khi ra về thường mua rất nhiều đồ từ quần áo cho đến những món quà lưu niệm nhỏ nhỏ xinh xinh nhưng rất có ý nghĩa. Một quả chuông nho nhỏ được chế tác rất tinh xảo mang đậm phong cách truyền thống của người Malaysia hoặc hình ảnh thu nhỏ của tháp đôi Petronas – biểu tượng của đất nước Malaysia cũng được du khách mua nhiều với giá cả khá phải chăng khoảng 3 – 5 USD tùy kích cỡ. Nhưng cà vạt có lẽ là sự lựa chọn của nhiều du khách nhất dành cho những người đàn ông của mình, cà vạt được bán tại nhiều nơi trong các trung tâm thương mại lớn hoặc ở những chợ nhỏ với giá khá rẻ và mẫu mã cũng đa dạng.

Mình xin tóm ngọn lại cho các bạn dễ hình dung nhé, các bạn nên CHÚ Ý vì nó mang lại rất nhiều lợi ích cho mình:

Mua sắm bên Malay thì có KLCC ngay tháp đôi Petronas, vào đây thì ngộp luôn nhưng chủ yếu là hàng hiệu, giá hơi cao. Còn muốn hàng rẻ hơn xíu thì mình thấy bên Mid Valley là được nhất. Bên đây bán đủ thứ từ chó, cá,... cho tới quần áo :), giá cả thì cũng cao hơn Việt Nam xíu thôi nhưng được cái hàng đa dạng lắm.
Mua đồ lưu niệm thì bên China Town bán nhiều và rẻ hơn trong mall nhiều.

Ở Malaysia, máy ảnh, đồng hồ, bút mực, máy radio-cassette cầm tay, nước hoa, mỹ phẩm, bật lửa được miễn thuế. Du khách mang theo hàng thuộc diện phải nộp thuế (bao gồm quần áo, phụ kiện quần áo, đồ trang sức, túi xách tay, rượu mạnh...) phải đặt cọc một số tiền để tạm nhập. Khi rời khỏi Malaysia, du khách xuất trình món hàng đó và biên lai thu tiền cọc, sẽ được trả khoảng 50% số tiền thu ban đầu.

Giờ Malaysia trước 1 tiếng đồng hồ so với giờ Việt Nam. Cửa hàng bách hóa và siêu thị thường mở cửa từ 10 giờ sáng đến 22 giờ, còn cửa hiệu nhỏ thường mở cửa từ 9 giờ 30 phút đến 17 giờ. Ở Thủ đô Kuala Lumpur và hầu hết các thành phố lớn đều có cửa hàng mở cửa 24/24 giờ.

Một vài mẹo nhỏ giúp cho việc mua sắm của bạn tiết kiệm hơn

Mua sắm thông minh đồng nghĩa với việc bạn có thể mua được tất cả những đồ mình muốn và với mức chi phí hiệu quả nhất. Bạn đã chuận bị sẵn sàng cùng mình thực hiện chuyến hành trình này đầy hấp dẫn này chưa nào??!!
Để chuyến đi của mình trở nên vô cùng thông minh và hiệu quả, đừng bỏ lỡ những bí quyết mua sắm “bỏ túi” mà những ai đã từng tham gia Year End Sale chia sẻ: 

1. Người đến sớm nhất sẽ mua được món đồ tốt nhất: mặc dù bạn có thể mua được nhiều “món hời” trong dịp Year End Sale tại Malaysia, nhưng những món đồ độc đáo nhất thường sẽ “bốc hơi” ngay trong những ngày đầu tiên của chương trình. 

2. Chuẩn bị danh sách hàng muốn mua và theo sát nó: những chương trình giảm giá siêu sốc có thể khiến bạn choáng ngợp và rất dễ dàng rơi vào tình trạng mua rất nhiều nhưng như không mua gì. Vì thế trước khi bắt đầu, hãy lên danh sách những món đồ bạn cần mua và theo sát danh sách đó trong suốt những ngày mua sắm tại đây. Đương nhiên, sau khi hoàn thành danh sách, bạn có thể “vô tư” tậu thêm những sản phẩm mình ưa thích tùy thuộc vào ví tiền và những chiếc thẻ tín dụng của mình. 

3. So sánh các mức giá và mua với mức giá hời nhất. Với cùng một thương hiệu và sản phẩm những tại những địa điểm mua sắm khác nhau, mức giảm giá cũng sẽ khác nhau. Nếu có nhiều thời gian để “lê la”, bạn hãy ghi nhớ và so sánh mức giá để có thể mua được món đồ mình thích nhất với mức giá rẻ nhất. 

4. Sử dụng triệt để các loại coupon thưởng hoặc thẻ thành viên: Khi bạn mua sắm với mức giá trị lớn tại một cửa hàng hoặc trung tâm thương mại, bạn có thể được tặng thêm các coupon thưởng hoặc thẻ thành viên. Đừng từ chối nhận chúng vì chắc chắn chúng sẽ vô cùng có tác dụng với mức giá trị discount lên tới 50% trong lần mua sắm tiếp theo của bạn đấy. 

5. Món hời “phút cuối”. Nếu bạn có thể mua được những đồ độc nhất khi đến Malaysia vào những ngày đầu tiên của Year End Sale thì vào những ngày cuối cùng của chương trình, bạn có thể chất đầy một vali những sản phẩm giảm giá tới 80%. Thông thường càng về cuối chương trình, mức giảm giá càng cao.Vậy nên nếu bạn không ngại những rủi ro nhỏ như là hết size hoặc hết màu… thì mua sắm vào những ngày cuối cùng của chương trình có thể giúp bạn tiết kiệm được món tiền không nhỏ.

Những lễ hội không nên bỏ qua khi đến Malaysia- Nét văn hóa độc đáo

Malaysia là một quốc gia đa sắc tộc nên vào những dịp trong năm có rất nhiều các lễ hội đặc sắc tượng trưng cho nền văn hoá từng dân tộc được tổ chức!

Lễ hội Duanwu



Được gọi là Lễ hội Thuyền Rồng ở đây ở Malaysia, đây là một sự kiện thường được tổ chức vào ngày thứ năm của tháng thứ năm âm lịch của Trung Quốc. Mặc dù lễ hội này mang nhiều ý nghĩa hơn ở Trung Quốc và thường được tổ chức bởi cộng đồng Trung Hoa ở Malaysia. Trong dịp lễ này các gia đình Trung Quốc sẽ chuẩn bị Zhong zi - một loại bánh bao làm bằng gạo nếp với các loại nhân khác nhau và gói bằng là tre hoặc lá sen để thưởng thức trong dịp lễ.

Lễ hội Thai Pu Sam



Vào dịp đầu năm mới chính là thời gian để tổ chức lễ hội Thai Pu Sam của người Ấn Độ. Cộng đồng người Ấn chiếm khá đông trong dân số của Malaysia. Lễ hội này diễn ra ở động BaTu với các nghi lễ tâm linh truyền thống. Những người đàn ông cạo trọc đầu và bôi một loại bột màu vàng, vẽ một chấm đỏ ở trán và đeo những dây hoa màu vàng, màu trắng quanh cổ. Lông đuôi chim công được coi là vật quý và được tết thành hình lá đề hoặc làm vật trao tặng cho nhau thay cho lời chúc phúc.

Lễ hội Gawai



Lễ hội là dip cho gười Iban và người Bidayuh ở Sarawak kỷ niệm cuối mùa thu hoạch nên còn được gọi là lễ hội thu hoạch. Người dân sẽ tổ chức nhiều cuộc vui múa hát và uống rượu tuak, điệu múa đặc biệt của lễ hội Gawai là múa Ngajat Lesong. Trong điệu múa này, một vũ công sẽ chứng tỏ sức mạnh và kỹ xảo của mình bằng cách nâng chiếc cối giã gạo bằng hàm răng của mình.

Lễ hội Diwali



Lễ hội Diwali hay còn được gọi là lễ hội ánh sáng Deepavali - the Festival of Lights được tổ chức vào ngày 4 tháng 11 hàng năm, kéo dài trong 5 ngày. Đây là một lễ hội tôn giáo và văn hóa quan trọng của người Ấn Độ, một cộng đồng khá đông ở Malaysia. Lễ hội này gần giống như ngày Tết ở Ấn Độ, mọi người sẽ trang trínhà cửa, nấu những món ăn truyền thống, ăn mặc quần áo mới. Đây là dịp mà mọi người trong gia đình có thể sum họp, vui vầy bên nhau và cùng nhau thắp đèn kuthuvilakku - một loại đèn dầu truyền thống của người Ấn Độ để đón nhận lời chúc phúc của Lakshmi, một nữ thần thịnh vượng

Một vài điều các bạn cần biết khi đến Malaysia


Du lịch Malaysia hiện là điểm đến được khá nhiều du khách chú ý, đặc biệt là khách du lịch thích khám phá những đền đài, chùa chiền. Nhưng trước khi đặt chân đến đất nước này, du khách nên quan tâm đến một số nét đặc trưng của người dân bản xứ để tránh bỡ ngỡ. Malaysia có khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ dao động từ 27-30C, vì vậy, du khách nên mặc những bộ đồ nhẹ bằng chất liệu cotton.

Tiền Malaysia là Ringgit Malaysia (RM). Đến Malaysia, du khách nên đổi tiền RM tại sân bay hoặc các ngân hàng. Tại các siêu thị, các điểm vui chơi đổi tiền giá chênh lệch nhiều. Thẻ tín dụng chỉ được sử dụng ở các thành phố lớn và một số tỉnh nông thôn.
Phương tiện đi lại ở Malaysia chủ yếu là taxi. Đi taxi, du khách lưu ý là yêu cầu lái xe bật đồng hồ để tính tiền.

Tất cả các khách sạn tại Malaysia đều phải cộng thêm 10% phí dịch vụ và 5% thuế. Bạn không cần phải thưởng tiền hoa hồng cho nhân viên.

Bạn nên rửa tay trước khi vào bàn ăn và cố gắng sử dụng tay phải để ăn, bởi vì tay trái bị xem là không sạch (người ta quan niệm tay trái luôn phải được rửa kỹ sau khi đi vệ sinh). Ngoài ra, đến những thị trấn nhỏ không nên cho đá lạnh vào thức uống của mình bởi vì rất có thể đá lạnh được làm từ nguồn nước không hợp vệ sinh.

Đa số người dân Malaysia theo đạo Hồi. Khi vào thăm nhà thờ Hồi giáo, du khách phải để giày, dép ở ngoài. Một số nhà thờ Hồi giáo cung cấp khăn, áo choàng cho khách khi vào. Gặp nhau, người Malaysia thường có thói quen sờ vào lòng bàn tay của người kia, sau đó chắp hai bàn tay lại. Dùng tay phải khi ăn, đưa hay nhận đồ vật bởi vì họ cho rằng tay trái không trong sạch. Ở Malaysia, màu vàng là màu chuyên dùng của vương công quý tộc, khách không nên mặc quần áo màu vàng trong các hoạt động chính thức hoặc tham quan hoàng cung.

Nếu muốn nghỉ homestay hoặc đến thăm gia đình người Malaysia, du khách nên gọi điện trước. Khi vào nhà người Malaysia, du khách nhớ để giày, dép ở ngoài. Khách đến nhà chơi thường được chủ nhà mời đồ uống, bạn nên lịch sự đón nhận. Người Malaysia không thích người khác so sánh mức sống của họ với người dân nước khác. Quà tặng tốt nhất cho các đối tác làm ăn ở Malaysia là bút, sổ công tác, danh thiếp và những đồ vật mang dấu công ty của đối tác, nhưng không nên tặng rượu (trừ người Hoa).

Khi đến các trung tâm mua sắm của Malaysia, chắc hẳn những ai đã vội vàng đổi tiền ở sân bay sẽ tiếc ngẩn ngơ bởi đổi tiền ở các trung tâm mua sắm như Parkson Plaza, BB Plaza... thì được những 380 ringgit cho 100 USD, thay vì chỉ có 350 ringgit như ở sân bay Kuala Lumpur. Hàng hóa bán trong siêu thị có niêm yết giá, nhưng đừng mua vội. Bởi vì có thể những gian hàng khác cũng có các món hàng tương tự với giá mềm hơn nhiều. Những món hàng bình dân dễ tìm thấy nhất ở các trung tâm mua sắm tại Kuala Lumpur là hoa tai, vòng đeo tay, đeo cổ khá mốt, giá mỗi chiếc không quá 10 ringgit. China Town là khu mua sắm bình dân khá hấp dẫn ở Kuala Lumpur, hầu như khách du lịch nào cũng tìm đến. Hàng hóa ở China Town khá "thường" song lại được “hét” giá cực cao, du khách đừng quên trả giá ở mức thấp nhất mà mình có... can đảm nói ra, vì thông thường người bán chào giá cao gấp 4 - 5 lần.

Về ăn uống, thức ăn Malaysia khá nhạt, sẽ không hợp khẩu vị cho du khách nào quen ăn mặn. Mì gói Malaysia cũng không tiện dụng cho khách vì trong một vài nhãn mì của Malaysia còn có cả nước cốt dừa. Nếu không thích những món ăn không hợp khẩu vị tại khách sạn, du khách có thể xuống phố dùng vài món ăn Trung Hoa, giá trung bình 7 - 10 ringgit/món.

Trong hầu hết các khách sạn ở Malaysia, ổ cắm điện chỉ dùng phích cắm ba chấu vuông, nếu có nhu cầu sạc pin cho máy móc, điện thoại mang theo, du khách đừng quên điều này. Đi taxi ở Malaysia, du khách đừng quên trả giá. Giá truy cập Internet không dây ở Kuala Lumpur khá rẻ, trung bình 8 ringgit/giờ và thông thường, mỗi ngày khách sạn cho khách sử dụng miễn phí giờ đầu tiên.

Chúc các bạn có một chuyến du lịch, phượt khám phá Malaysia hoàn hảo!uồn Zing News