Trà đá có mặt ở khắp mọi nơi: những làng sinh viên, xóm trọ, căng tin quanh các trường, những bến xe, ga tàu, góc phố yên tĩnh... nhưng thịnh hành nhất là trên trên khắp các vỉa hè Hà Nội - nơi thả tầm mắt ngắm các cụ già đánh cờ mà ngỡ chiều ngủ quên trên ở một hẻm nhỏ nào đó.
Quán hàng rong trà đá đơn giản và nghèo nghèo. Một cụ già, một chị phụ nữ luống tuổi hay một bác trung niên bên với vài ba chiếc ghế nhựa, cây thuốc bóc dở, đôi lọ kẹo lạc, kẹo bi xanh đỏ. Sang hơn còn có cả một cây điếu cầy để phục vụ các cụ nghiện khói thuốc lào.
Ảnh: meslab
Trai gái, già trẻ đổ ra hè phố ngồi uống trà đá, nhân trần như một thói quen. Cốc trà bình dân mà vơi đi cả cơn khát cùng sự khó chịu trong ngày hè nóng nực, cái oi nồng của nắng hạ còn kéo sang cả tiết trời đầu thu. Khách uống trà đông đảo và đủ mọi lứa tuổi, không phân địa vị, học vấn, đã tìm đến với trà đá thì đều bình dân và tình cảm như nhau. Cứ đến quán trà là cùng một câu cửa miệng: Cho cốc trà đá!
Trà đá - kẹo lạc không nằm trong thực đơn uống và thường vắng bóng trong những nhà hàng sang trọng. Tuy bắt nguồn từ Sài Gòn, nhưng hiện nay trà đá dần thống trị chốn vỉa hè, từ tỉnh lẻ đến thành phố sầm uất. Người ta tìm đến nó như một thói quen, nhấm nháp cái chan chát, rồi ngọt dần trong miệng mát xuống tận ruột, nhâm nhi vài cái kẹo lạc bùi ngậy, giòn tan trên trong miệng mà trút bỏ cùng nhau những chuyện “không đầu-không cuối”.
Một cốc trà đá ngon thường có màu xanh nhẹ, trong veo trong cốc thuỷ tinh. Nước chè được chưng cất từ chè xanh đã vò nát cho đỡ chát rồi đun trong nước sôi khoảng 80 độ để khách uống có thể cảm hết cái chát chát đầu lưỡi rồi ngòn ngọt quyện trong cổ họng.
Ở Hà Nội, bước ra khỏi nhà, buông chân ra phố là thấy xốn xang trà đá. Có ai đó đã từng nói: “Nếu ở Hà Nội lâu mà chưa một lần thưởng thức trà đá- kẹo lạc vỉa hè coi như chưa chạm tới được nét văn hóa bình dân của người Hà Nội”.
Ngẫm ra thấy chí lý!
Theo monngonhanoi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét