Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Phố cổ Hội An - nét đẹp cổ kính miền Trung

Hội An là một đô thị cổ của Việt Nam, là trung tâm giao thương chính của miền Trung cuối thế kỷ 16 đến thế kỷ 17. Đến với Hội An bạn không chỉ được ngắm nhìn những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi mà còn được hòa mình cùng cảnh sắc của những bãi biển đẹp tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm.


Những điểm đến hấp dẫn ở Hội An

Thăm nhiều ngôi nhà cổ


Nhà cổ Phùng Hưng: Nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng kiến sự ra đời của tám thế hệ gia đình Phùng Hưng. Ngôi chùa này được xây dựng trên 200 năm và đây là một mẫu nhà có thiết kế độc đáo của lối kiến trúc cổ Hội An. Năm 1985, ngôi nhà này đã được xếp hàng đầu ở Việt Nam như một kiểu mẫu về lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao. Nó còn được coi là kiểu mẫu bởi vẫn giữ được nguyên vẹn những yếu tố kiến trúc xưa nhờ vào chất lượng tuyệt vời của vật liệu và sự chăm sóc của cả đại gia đình.

Nhà cổ Tấn Ký: Nhà cổ Tấn Ký tại trung tâm thành phố Hội An mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ. Ngôi nhà này đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đến nay chủ nhà vẫn giữ cách bày trí nội thất và sử dụng các vật dụng cổ kính có từ thời xưa. Nhiều vật chứng của thời kỳ thương mại phồn thịnh ngày xưa và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc Hoa – Nhật – Việt rất phổ biến trong giai đoạn sau thế kỷ 17 hiện vẫn được giữ gìn. Đây cũng là ngôi nhà cổ đầu tiên được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp bằng công nhận “Công trình Văn hoá” cùng hai di tích khác tại Hội An từ năm 1985.

Hội Quán Phước Kiến

Đây là nơi thờ thần và hội họp của những người Phúc Kiến. Đến tham quan hội quán này, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, ba bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong hội quán còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác.


Tham quan tại các làng nghề truyền thống

Với lịch sử phát triển lâu đời, các cư dân sinh sống ở Hội An đã dần dần phát triển những ngành nghề đa dạng như: nghề mộc, làm gốm mỹ nghệ, trồng rau, nghề thuốc, làm lồng đèn…

Đã tới Hội An bạn hãy một lần ghé qua những làng nghề truyền thống để nghe người dân trong làng giới thiệu quy trình sản xuất các sản phẩm của 12 làng nghề truyền thống trong vùng. Trong những làng nghề này thì nổi tiếng nhất là: Làng mộc Kim Bồng, Làng gốm Thanh Hà, Làng rau Trà Quế, Làng đúc đồng Phước Kiều…Đây là một điểm tham quan rất hấp dẫn chắc chắn bạn sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị khi tới những làng nghề này.

Tham quan cù lao Chàm

Cù lao Chàm là một cụm đảo thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, nằm cách bờ biển Cửa Đại 15 km và đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Hiện nay, trên cù lao còn có một số di tích cổ như chùa Hải Tạng được xây dựng năm 1758 thờ Phật, miếu thờ Thần Yến Sào, giếng nước cổ của người Chăm.

Bên cạnh những di tích cổ, Cù Lao Chàm còn có nhiều cảnh đẹp thơ mộng, những bãi tắm với bờ cát trắng phẳng mịn và hoang sơ như: bãi Ông, bãi Bìm, bãi Chồng, bãi Bấc… cùng các địa danh với tên gọi trí tò mò của bạn như: suối tình, cầu Mơ, suối Ông. Đến đây du khách cũng có dịp xem những tổ yến bám trên các vách đá chênh vênh, hay nghỉ ngơi thư giãn, săn thú, câu cá, câu mực trên biển. Cù Lao Chàm còn nổi tiếng với nhiều hải sản quí như mực, tôm hùm, vây cá, bào ngư, cá hồng, cá mú, trứng vích, yến sào... Đến Cù lao Chàm bạn có thể mua nhiều món đồ vật lưu niệm hấp dẫn như ngọc trai, ốc xà cừ, đồi mồi, san hô...


Vui chơi thỏa thích trên bãi biển Cửa Đại

Cửa Đại nằm cách đô thị cổ Hội An 5km về phía đông theo đường 608 nối dài. Đây là một bãi tắm lý tưởng, rộng khoảng vài chục hécta với dải cát trắng mịn, nước trong xanh, gió thổi nhè nhẹ. Cửa Đại là nơi thích hợp để du khách chọn lựa khi đến Hội An bởi có nhiều loại hình vui chơi giải trí hẫp dẫn: tắm biển, thể thao nước, nghỉ dưỡng.

Thăm Chùa Cầu

Tham quan Chùa Cầu bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh một tổ hợp kiến trúc gồm ngôi chùa nhỏ nằm bên cạnh cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An. Đây là một trong ba cây cầu lợp ngói ở Việt Nam. Chiếc cầu dài 18m với bảy gian bằng gỗ, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Hoài nối giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú của TP Hội An. Cầu có dáng uốn cong mềm mại, nhiều họa tiết đẹp. Cầu và chùa đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu. Mặt chùa quay về phía bờ sông, mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu.


Ẩm thực Hội An

Du lịch Hội An có rất nhiều món ăn hấp dẫn như: bánh bao, bánh vạc, cơm gà Phố Hội, hến xào Cẩm Nang, bánh tráng đập, bánh ít lá gai, bánh bèo, bánh xèo, bánh ú, xôi cua, các loại chè...

Đường Trần Phú là tập trung nhiều quán bán cao lầu. Cao lầu là món mì đơn giản như mì Quảng, ít nước lèo, mì trộn cùng rau, thịt, tôm, sợi cao lầu làm bằng bột gạo, ngâm nước tro từ củi tràm ở cù lao Chàm, nhất là phải dùng nước từ giếng Bá Lễ, sợi mì mới dai đúng điệu, và mới đúng là món cao lầu đặc sản tại Hội An.

Hội An còn đặc sản bánh tráng đập ăn cùng hến trộn. Mảnh đất này còn nổi tiếng với bánh bao và bánh vạc. Hai loại bánh này đều có nhân tôm thịt, nhưng ngon đặc biệt hơn là nhờ ngâm bột bằng nước giếng Bá Lễ và chấm bằng nước chấm chính hiệu do người bán bánh làm ra.

Nên mua gì khi đến Hội An?

Ở Hội An có rất nhiều món đồ mà bạn có thể mua làm quà lưu niệm cho bạn bè, người thân như: đèn lồng, đồ lụa tơ tằm, khắc gỗ, đồ thêu ren,...

Phố cổ Hội An còn nổi tiếng về đá, do vậy du khách có thể mua cho mình những bức tượng đá, cối đá, đồ trang sức đá...


Phố cổ Hội An với những dãy phố dài lấp lánh ánh sáng từ những chiếc đèn lồng đủ màu, những con thuyền nho nhỏ chạy dọc bờ sông hay một góc quán cafe êm đềm với những chiếc ghế ngồi cao cao trông thật thanh nhã chắc chắn sẽ ghi lại trong bạn những hình ảnh đặc biệt, những lưu luyến khó quên về phố cổ yên bình này.

Xem thêm: du lich Phan Thiet, du lich Singapore, du lich Thai Lan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét