Thượng Hải bên bờ phía tây sông Hoàng Phố.
Nhịp sống Thượng Hải gắn liền với dòng sông Hoàng Phố. Nhiều con đường ở phố Cổ bị uốn cong và chia nhánh, chạy dọc theo nhưng kênh nước vốn bắt ngang qua Thượng Hải đến tận thế kỷ XX.
Quận Pudong nổi tiếng với những tòa nhà ngân hàng chọc trời uy nghi, những shop hàng hiệu đắt đỏ, bến Thượng Hải với tầm nhìn ra tháp truyền hình "Viên ngọc phương Đông", thế giới của những tấm kính trong suốt - đó là hình ảnh Thượng Hải quen thuộc trong mắt thế giới. Và đây là một Thượng Hải khác, một Thượng Hải rất “trần thế”.
Hộp thư che kín cánh cửa một căn nhà cũ - chứng tích còn sót lại từ cải cách trưng thu tài sản tư nhân những năm 50-60 thế kỷ trước. Bà chủ nhà vẫn nhớ đến thời gian, khi toàn bộ ngôi nhà 3 tầng này đều thuộc về cha mẹ bà, còn bây giờ gia đình bà chỉ ở vỏn vẹn trong một căn phòng. Đối với tầng lớp thượng lưu cũ, vấn đề trước mắt là cần phải chia tay với những hồi quang của quá khứ.
Một thế giới mới liên tục được mở rộng - những tòa nhà chọc trời đã lấn sang bên bờ phía Tây sông Hoàng Phố, dưới sức ép của chính quyền Thượng Hải dần dần mất đi những khu dân cư và đường phố như thế này. Tòa nhà trong bức ảnh cũng sẽ sớm bị dỡ bỏ nhường chỗ cho những tòa cao ốc mới.
Không quan tâm đến sự hào hứng trong các dự án từ phía lãnh đạo thành phố, người dân Thượng Hải đều bận rộn với những vấn đề riêng của mình. “Dự án thế kỷ” có ý nghĩa gì khi gốc rễ của thành phố lại đang bị mai một?! “Nguồn gốc là cái quan trọng nhất” - đó là câu trả lời bạn sẽ nhận được khi hỏi bất kỳ người dân nào trong số hơn mười gia đình hiện đang cùng sống trong khu nhà cũ của họa sĩ Wang Itin về vấn đề bảo tồn những khu nhà cổ ở Thượng Hải.
Hướng dẫn viên du lịch ở đây khẳng định: “Văn hóa phương Tây ăn sâu vào mọi mặt thành phố”. Hãy thử đi đến một trung tâm du lịch bất kỳ - dọc theo những vỉa hè mua sắm của phố cổ bạn sẽ tin nhận xét trên một cách vô điều kiện! Giá cả và sự phổ biến của tiếng Anh cũng là một minh chứng cho điều này.
Chỉ có thể di chuyển trên những con đường phố cổ bằng cách đi bộ, xe đạp hoặc xe máy. Và còn cả những chiếc xe bán đồ ăn đầy ắp than nướng và lích kích đủ thứ, sẵn sàng chế biến một bữa trưa kịp thời theo nhu cầu của người qua đường hay cư dân khu phố.
Cụm từ “quy hoạch kiến trúc” đối với khu phố cổ mà nói, không thể coi là phù hợp nếu không muốn nói rất gượng gạo. Trên thực tế, cả khu phố được dựng nên từ những khu nhà thấp tầng bằng gạch và những cánh cổng chung. Bên trong khu phố những ngõ hẻm bé xíu chạy ngang chạy dọc cắt chéo nhau rất “tùy hứng”.
Vì diện tích nhà ở chật chội, nhỏ hẹp nên việc xây thêm tầng trên, nhà phụ, mở rộng ban công là điều tất yếu, giúp mở rộng không gian sống không chỉ cho người dân mà còn cho vật nuôi trong nhà, chủ yếu là những chú chim cảnh. Những vị khách từ những tòa nhà chọc trời bờ bên kia sông Hoàng Phố dường như chưa từng biết những “sự sang trọng” như thế này.
Dạo bước đi theo không gian phố cổ bạn sẽ hiểu cụm từ “chuỗi thức ăn” rõ ràng vẫn còn một nghĩa khác - ở đây cứ mỗi 3m lại có một điểm dừng “tiếp nhiên liệu”. Thức ăn ở khắp mọi nơi, được rao bán trên các mẹt hàng, trên các xe nhỏ và ở ngay tại mỗi căn nhà.
Nằm ở phía nam Trung Quốc, một vài ngày trong năm Thượng Hải có thể có tuyết rơi nhưng không đáng kể, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến hoạt động của những xéo chợ ven đường.
Dù trong sân nhà chật chội bừa bộn đồ đạc, người dân phố cổ vẫn luôn dành riêng một chỗ nhỏ cho trang trí vườn và một góc thưởng trà dưới tán cây lớn.
Chó mèo trong thành phố thực sự rất hiếm bởi lẽ không có mét vuông nào “thừa” để chúng trú lại. Vì một lý do nào đó cư dân phố cổ chỉ yêu thích chơi dế và chim cảnh. Trong ảnh một con chim yểng và chủ nhân của nó, dù được thả bay tự do nhưng nó luôn tìm chỗ chủ nhân bay về với tiếng hót “nyao! nyao!”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét